Một chế độ ăn uống đảm bảo sẽ giúp bệnh nhân ung thư tăng cường sức khỏe, hạn chế suy nhược, mệt mỏi. Vì thế, việc biết được rằng bản thân nên ăn gì có thể hỗ trợ người bị ung thư trong quá trình chống chọi bệnh. Hãy đồng hành cùng MEDLATEC trong bài viết sau để tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Bạn đang xem: Ung Thư Ăn Gì ? Ung Thư Ăn Gì Tốt Nhất

1. Người bị ung thư nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm sẽ giúp giải đáp cho thắc mắc người bị ung thư nên ăn gì.

1.1. Thực phẩm giàu protein

Trứng, các loại cá, phô mai tươi, các loại đậu, thịt trắng,... là những thực phẩm giàu protein mà người bệnh nên bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Thông qua đó, sẽ cung cấp thêm các loại acid amin thiết yếu, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, protein cũng có thể giúp sửa chữa tổn thương trong tế bào, phục hồi sức khỏe, tăng cường năng lượng cho bệnh nhân sau khi điều trị hóa chất.

*

Người bệnh ung thư nên bổ sung thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn

1.2. Ngũ cốc nguyên hạt

Người mắc ung thư có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch,... trong các bữa ăn của mình để giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, góp phần vào việc cải thiện được sức khỏe, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.

1.3. Các loại rau củ

Đây chính là loại thực phẩm có lợi khác mà người mắc bệnh ung thư nên ăn. Cụ thể, các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,... Việc có sự hiện diện của chúng trong thực đơn sẽ giúp cho bệnh nhân ung thư tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị.

Do đó, người bệnh đừng quên tiêu thụ loại thực phẩm này, nhất là cà chua, súp lơ, sú cà rốt, bông cải xanh, cải thìa,... Và cần phải lựa chọn các loại rau tươi, sạch, đảm bảo về chất lượng.

*

Các loại rau sẽ giúp bệnh nhân ung thư phục hồi sức khỏe sau khi hóa trị, xạ trị

1.4. Thực phẩm giàu vitamin C

Đối với việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cho cơ thể, người bệnh không nên bỏ qua những thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, đu đủ, ớt đỏ, ớt xanh,... Khi sử dụng chúng sẽ giúp cơ thể được tăng cường vitamin C - loại vitamin có khả năng giúp tăng sức đề kháng tự nhiên. Từ đó, có ý nghĩa trong việc đối phó với tình trạng suy giảm sức đề kháng.

1.5. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng sở hữu đặc tính chống oxy hóa, có thể góp phần trong việc kiểm soát những triệu chứng do bệnh ung thư gây ra. Một số loại quả mọng gợi ý cho người bệnh là việt quất xanh, mâm xôi đen, nam việt quất,...

1.6. Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có thể giúp làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, ung thư vú. Người bệnh có thể bổ sung axit béo omega-3 với những loại thực phẩm như các loại cá (cá hồi, cá trích, cá thu,...), quả óc chó, hạt chia,...

2. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị ung thư

Ngoài thông tin về các loại thực phẩm người bị ung thư nên ăn đã được nêu ra, bạn có thể tham khảo một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho các trường hợp bệnh nhân mắc phải căn bệnh này như sau:

2.1. Chế độ ăn uống đa dạng và cân đối

Chế độ ăn uống của người bị ung thư cần đảm bảo đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết; tránh việc quá ưu tiên cho nhóm thực phẩm này mà bỏ quên nhóm thực phẩm khác dẫn đến sự thiếu cân bằng dinh dưỡng.

Đồng thời, nên đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn, thay đổi món ăn thường xuyên để tạo giảm cảm giác nhàm chán khi ăn.

Ngoài ra, lưu ý tránh bồi bổ quá mức và các món ăn không nên chế biến quá mặn. Cùng với đó, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng hoặc được chiên, nướng, nhiều dầu mỡ, hay thực phẩm lên men.

*

Chế độ ăn uống của người bệnh ung thư cần đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng

2.2. Ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa

Tiêu thụ những món ăn khó tiêu có thể khiến người bệnh bị đầy hơi; từ đó, tác động đến sức khỏe cũng như hiệu quả của quá trình điều trị. Do vậy, người bệnh nên ăn những món ăn mềm, dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nên ăn nhiều hơn vào bữa sáng và bữa trưa, vì lúc đó cơ thể có thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn những thời điểm còn lại trong ngày.

2.3. Ăn thêm bữa phụ

Bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, ăn kém, lười ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được cung cấp đủ, gây mệt mỏi, suy nhược và cả việc khiến người bệnh không có đủ sức khỏe để tiếp tục quá trình điều trị.

Vì thế, để có thể giúp tăng cường thêm dinh dưỡng, người bị ung thư nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm bữa phụ bên cạnh ba bữa chính.

*

Người bệnh ung thư nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm bữa phụ

2.4. Uống nhiều nước mỗi ngày

Một lời khuyên khác cho người bệnh mắc ung thư trong chế độ ăn uống là không nên quên việc uống nhiều nước mỗi ngày và uống ngay cả khi không khát. Ngoài nước lọc, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép trái cây, rau củ, sữa,… Tuy nhiên, cần tránh uống các loại đồ uống có chứa caffein hay nước ngọt đóng chai, bia, rượu.

Để được tư vấn sức khỏe hoặc tìm hiểu các dịch vụ thăm khám, tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56. Các tổng đài viên của bệnh viện sẽ nhanh chóng nhận cuộc gọi, hỗ trợ và đưa ra những tư vấn hữu ích cho quý khách.

Ai có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư?

Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư gồm: Người nghiện thuốc lá hoặc người thường xuyên bị hít khói thuốc lá; Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư (ông bà, cha mẹ hoặc anh chị em); Người thường xuyên ăn thức ăn sống nhiễm ký sinh trùng hoặc chứa chất hóa học độc hại, lạm dụng rượu bia...

Đó là thông tin được nêu ra tại chương trình tập huấn về “Truyền thông, giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cho người bệnh..." tại TP.HCM trong 2 ngày (13-14.10). Chương trình do Câu lạc bộ Điều dưỡng trưởng Việt Nam phối hợp cùng Vinamilk và các bác sĩ chuyên gia về dinh dưỡng thực hiện, tham dự là các học viên, chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế đến từ bệnh viện các tỉnh, thành, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị...

*

TS-BS Lưu Ngân Tâm trình bày tại chương trình tập huấn

kv

Theo tham luận TS-BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM): Tiên lượng điều trị cho người bệnh ung thư sẽ tốt hơn nếu phát hiện bệnh sớm, được điều trị tại các cơ sở chuyên sâu. Bên cạnh đó, biện pháp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, nâng đỡ cơ thể bằng dinh dưỡng, hoặc vận động hợp lý sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng tốt với điều trị, khả năng "chống đỡ bệnh tật" và nâng cao chất lượng sống của người bệnh.

Người bệnh ung thư tránh ăn gì?

Theo TS-BS Lưu Ngân Tâm, bệnh ung thư khiến người bệnh biếng ăn (ăn không ngon, hoặc không muốn ăn) - là do khối u gây ra hoặc do tác dụng phụ của quá trình điều trị, do bệnh nhân chán nản, trầm cảm... Hậu quả khiến người bệnh sụt cân, suy dinh dưỡng, hoặc suy kiệt nặng, khiến họ có thể tử vong trước cái chết do bệnh ung thư gây ra (chiếm khoảng 20%).

Với người bệnh ung thư cần cung cấp cho cơ thể năng lượng, các chất dinh dưỡng để ngừa suy dinh dưỡng, đồng thời tăng cường miễn dịch. Năng lượng (Kcal) cần: từ 30-35 Kcal/kg/ngày. Chất đạm (protid) cần: 1,3-1,5 gr/kg/ngày (người bình thường chỉ cần 1,0-1,2 gr/kg/ngày). Chất béo (lipid) cần như thông thường (20-30% tổng năng lượng). Chất bột đường: dùng như thông thường, chỉ giảm bớt ở người có kèm đái tháo đường (cần thêm bác sĩ hướng dẫn). Dùng đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ theo nhu cầu của người bình thường. Lượng nước uống: tầm 2 lít/ngày hoặc có thể nhiều hơn nếu người bệnh nôn ói, tiêu chảy.

*

Cần dùng nhiều rau quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất

kv

Vận động, tập luyện khi có thể đều đặn như đi bộ (có thể tập trong nhà)... để cải thiện miễn dịch, tinh thần.

Về chọn thực phẩm, món ăn, lưu ý: Người bệnh ung thư tránh các thức ăn còn sống như cá, hải sản sống, đặc biệt trong giai đoạn đang điều trị - vì dùng những món sống đó khiến người bệnh rất dễ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, trong lúc hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm.

Xem thêm: Quả óc chó ăn sống được không, hạt óc chó ăn sống được không

*

Tránh dùng món bị khét, cháy

kv

Người bệnh ung thư cần ăn uống đa dạng. Dùng thức ăn giàu đạm động vật như trứng, thịt, cá, sữa.. thường xuyên hơn nếu bệnh nhân ung thư có thiếu máu và cần hồi phục sức khỏe sau mổ, đang điều trị. Có thể dùng đạm thực vật (với người ăn chay) như đậu hũ, đỗ... Với món ăn giàu béo nên dùng dầu thực vật, dùng thường xuyên cá giàu acid béo Omega 3. Tăng cường rau củ quả, trái cây và thay đổi thường xuyên để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất...

Những thực phẩm người bệnh ung thư cần hạn chế, hoặc không nên dùng:

Tránh các thức ăn còn sống (như thịt, cá, hải sản còn sống), đặc biệt trong giai đoạn đang điều trị Không dùng món ăn cháy, khét, hoặc bị ôi thiu, mốc Không dùng dầu ăn cũ Hạn chế rượu bia Hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn (thịt xông khói, thịt nguội...)