Cách chữa trầm cảm không dùng thuốc là một phương pháp được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp bị bệnh nhẹ, có các dấu hiệu buồn chán, suy sụp, tiêu cực ở mức kiểm soát được. Dưới đây là 6 bước thoát khỏi trầm cảm tại nhà giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Bạn đang xem: Trầm cảm và cách chữa trị


Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà hiệu quả nhất là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Khi cơ thể được bổ sung đủ các kháng chất, dinh dưỡng, vitamin cần thiết thì sẽ giúp cho não bộ được hoạt động tốt hơn, giúp con người cân bằng được cảm xúc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì thế, khi thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Bên cạnh đó, khi cơ thể được dung nạp đủ chất thì còn giúp tăng được sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, từ đó có thể ngăn chặn các loại dịch bệnh khác.

Người bị trầm cảm nên chú ý một số điều sau trong chế độ ăn của mình:

Bổ sung nhiều loại rau xanh, thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin,... cần thiết cho cơ thể
Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, chiên xào dầu mỡ, món ăn có nhiều gia vị, đường, thực phẩm béo, ...Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện
Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không được bỏ bữa
Bổ sung thêm các loại dinh dưỡng từ hạt, ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua,...

2. Thường xuyên vận động, rèn luyện thể thao


Hầu hết những người bị trầm cảm thường không muốn vận động, chỉ muốn ngồi yên một chỗ và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, để giúp cho họ sớm mau chóng hồi phục thì người bệnh cần phải chủ động vận động bản thân. Tốt nhất là họ nên áp dụng các bài tập đơn giản ngay tại nhà để có cảm giác thoải mái, giúp căng giãn cơ, đầu óc thư giãn hơn, giảm bớt được áp lực trong lòng.

Theo các chuyên gia về tâm lý, khi người bị trầm cảm vận động và rèn luyện thể chất thì cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, từ đó giúp cho người bệnh giảm bớt được áp lực, căng thẳng, u buồn, chán nản. Ngoài ra, việc vận động cơ thể còn giúp ngăn chặn được các loại virus, vi khuẩn gây hại đến sức khỏe.

Do đó, những người bị trầm cảm nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập đơn giản. Tốt nhất là nên tập vào buổi sáng, lựa chọn những nơi có ánh sáng dịu nhẹ, thoáng mát, không khí trong lành.


3. Chú ý đến giấc ngủ


Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý, giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và cảm xúc của con người. Khi cơ thể bị mất ngủ, không được nghỉ ngơi thì các chất dẫn truyền ở não bộ sẽ bị tác động, từ đó gây ra các dấu hiệu mệt mỏi, tiêu cực, căng thẳng. Đặc biệt là những người bị trầm cảm thường có tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Vì thế, để có thể cải thiện được tình trạng này, người bệnh cần phải xây dựng cho bản thân thói quen ngủ đủ 8 tiếng và đi ngủ trước 23 giờ hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn không gian ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, bày trí đơn giản, dịu mắt,.... Đồng thời, để hỗ trợ giấc ngủ được ngon hơn, người bệnh nên tìm đến các phương pháp tự nhiên và tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ.


4. Đặt mục tiêu mỗi ngày


Đa số các bệnh nhân bị trầm cảm thường có cảm giác buồn chán, mất hứng thú với các hoạt động xung quanh hàng ngày, xuất hiện cảm giác thất vọng, cảm thấy bản thân vô dụng. Vì thế, để cải thiện tốt tình trạng này, người bệnh nên tạo ra thói quen đặt mục tiêu mỗi ngày. Việc này sẽ giúp cho người bệnh xác định được các công việc mà mình cần phải thực hiện trong một ngày, tránh dẫn đến tình trạng ủ rũ, chán nản và ngồi yên một chỗ.

Người bệnh có thể lựa chọn các mục tiêu đơn giản để có thể dễ dàng hoàn thành trong khả năng của mình. Ví dụ như việc nấu ăn, chăm sóc cây cảnh, đọc sách, ... . Sau khi thấy sức khỏe bản thân được cải thiện thì có thể tăng dần mục tiêu trong ngày để tình trạng bệnh được tiến triển tốt nhất.


5. Thay đổi phản ứng cảm xúc cách hết trầm cảm


Biểu hiện đặc trưng nhất của những người mắc bệnh trầm cảm là cảm xúc tiêu cực, u sầu, buồn bã, ... Nếu các triệu chứng này kéo dài, người bệnh sẽ dần mất đi cảm giác hạnh phúc, không hứng thú với bất cứ điều gì. Chính vì vậy, để ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả tại nhà, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều chỉnh cảm xúc như:

Cố gắng tìm kiếm các điều mới mẻ và thú vị trong cuộc sống
Nhìn nhận các vấn đề ở một góc độ tích cực hơn, không nên nhận xét, đánh giá một điều gì quá vội vàng
Tự làm mới cuộc sống hàng ngày của mình bằng các sở thích đơn giản như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, nấu ăn, ...Tiếp xúc với những nơi có nhiều ánh sáng để não bộ có thể tiếp nhận thêm được nhiều nguồn năng lượng, giúp khả năng tập trung được cao hơn.Chủ động tìm kiếm người thân, bạn bè để dễ dàng tâm sự, chia sẻ vấn đề của mình.

6. Ngồi thiền


Phương pháp cuối cùng trong 6 bước thoát khỏi trầm cảm tại nhà đó là ngồi thiền, một cách chữa trầm cảm không dùng thuốc.

Các chuyên gia tâm lý đã nhận định rằng, ngồi thiền là bài thuốc hữu hiệu giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đồng thời, ngồi thiền sẽ giúp người bệnh cân bằng được cảm xúc. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dành ra khoảng 30 đến 45 phút để ngồi thiền sẽ giúp cho cơ thể người bệnh được thư giãn, giảm bớt được các mệt mỏi, căng thẳng, cảm xúc tiêu cực rõ rệt.

Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của người bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp ngồi thiền khác nhau. Đối với những người mới bắt đầu thì chỉ cần ngồi thiền cơ bản hoặc chỉ đơn giản là ngồi tĩnh lặng để có thể suy nghĩ đến những điều hạnh phúc, tích cực và dễ chịu nhất. Lời khuyên là người bệnh nên ngồi thiền vào buổi tối để có thể hỗ trợ tốt cho giấc ngủ trở nên trọn vẹn hơn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm được kiến thức trong việc điều trị bệnh trầm cảm tại nhà. Đặc biệt với những người bị trầm cảm cấp độ 1 có thể áp dụng 6 bước thoát khỏi trầm cảm tại nhà trên và mang lại hiệu quả tốt, giúp cho người bệnh sớm trở lại trạng thái sức khỏe như bình thường.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, trầm cảm là bệnh thứ 2 gây hại đến sức khoẻ con người chỉ sau tim mạch. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp hạn chế những hệ lụy không mong muốn. Dưới đây là 5 cách điều trị trầm cảm, phương pháp và chỉ định chăm sóc.

*


Rối loạn trầm cảm có chữa được không?

Có! Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh trầm cảm sẽ vượt qua được rối loạn này và quay trở lại cuộc sống trước đây. Tuy nhiên, trầm cảm có thể tái phát. Do đó, khi các triệu chứng xuất hiện trở lại, người bệnh nên tìm đến bác sĩ tâm thần, chuyên viên tâm lý để nhận sự hỗ trợ kịp thời. <1>

Tiên lượng điều trị từng giai đoạn của bệnh trầm cảm

Tiên lượng trong điều trị trầm cảm tùy thuộc vào 1 số yếu tố gồm:

Mức độ nghiêm trọng và loại trầm cảm. Trầm cảm xảy ra tạm thời hay lâu dài. Trầm cảm được điều trị hoặc không được điều trị.

5 cách điều trị trầm cảm theo chuyên gia

Có 5 cách điều trị trầm cảm. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu (trò chuyện trị liệu) được thực hiện bằng cách nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh của cá nhân, khơi thông cảm xúc, cũng như tăng khả năng ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng. Có nhiều loại tâm lý trị liệu, trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phổ biến nhất. Quá trình trị liệu có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

2. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể giúp thay đổi các chất hóa học trong não – yếu tố gây trầm cảm. Thuốc có thể gây tác dụng phụ nhưng thường cải thiện theo thời gian. Có thể kể đến như:

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI)

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) được kê đơn thường an toàn và ít gây tác dụng phụ so với các loại thuốc chống trầm cảm khác. SSRI gồm citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft) và vilazodone (Viibryd).

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) gồm: imipramine (Tofranil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin, trimipramine (Surmontil), desipramine (Norpramin) và protriptyline (Vivactil). Thuốc tuy mang lại hiệu quả nhưng gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, thuốc chống trầm cảm ba vòng thường ít được kê đơn, trừ khi người bệnh đã điều trị SSRI trước nhưng tình trạng không cải thiện.

Thuốc chống trầm cảm không điển hình

Thuốc chống trầm cảm không điển hình gồm: bupropion (Wellbutrin XL, Wellbutrin SR, Aplenzin, Forfivo XL), mirtazapine (Remeron), nefazodone, trazodone và vortioxetine (Trintellix).

Thuốc chống trầm cảm khác Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): tranylcypromine (Parnate), phenelzine (Nardil) và isocarboxazid (Marplan). Khi sử dụng MAOIs trong điều trị, người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt vì thuốc có thể phản ứng với các thực phẩm như pho mát, dưa chua, rượu vang, thảo dược bổ sung. Lưu ý, những loại thuốc này không thể kết hợp với SSRI. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs): duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR), desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla) và levomilnacipran (Fetzima). Thuốc chống trầm cảm có thể giúp thay đổi các chất hóa học trong não – yếu tố gây trầm cảm.

3. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là hình thức điều trị tâm lý đã được chứng minh có hiệu quả đối với nhiều tình trạng như: trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm thần khác. <2>

Điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) thường tác động đến việc thay đổi suy nghĩ, hành động, bao gồm:

Nhận ra những sai lệch trong suy nghĩ, sau đó đánh giá lại sự việc. Hiểu rõ hơn về hành vi của bản thân và người khác. Vận dụng các kỹ năng để đối phó với những tình huống khó khăn. Phát triển sự tự tin. Đối mặt với nỗi sợ hãi thay vì trốn tránh. Học cách làm dịu tâm trạng và thư giãn cơ thể.

4. Trị liệu giữa các cá nhân (IPT)

Trị liệu giữa các cá nhân (IPT) là phương pháp được áp dụng để điều trị rối loạn tâm trạng, cải thiện mối quan hệ và tương tác xã hội của 1 người, nhằm xoa dịu và làm giảm những nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng. <3>

Áp dụng IPT điều trị trong 12 – 16 tuần, mỗi tuần 1 lần cho chứng trầm cảm nặng cấp tính.

IPT đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị cấp tính cho bệnh trầm cảm nặng ở tuổi vị thành niên và người già. Ngoài ra, phương pháp này còn được dùng trong điều trị rối loạn lưỡng cực, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và rối loạn lo âu.

5. Y học bổ sung

Liệu pháp kích thích não bộ

Liệu pháp kích thích não bộ gồm: liệu pháp sốc điện (ECT), kích thích từ trường xuyên sọ (TMS), kích thích dây thần kinh phế quản (VNS). Kỹ thuật này không xâm lấn, không gây đau, tạo ra các sóng điện tử đi xuyên qua xương sọ (công suất từ 3.000 đến 8.000 ampe). Các sóng này sẽ kích thích tế bào thần kinh và làm thay đổi chức năng điện thần kinh ở vùng não tương ứng, mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, người bệnh được điều trị 6 liệu trình liên tục. Mỗi liệu trình kéo dài 5 ngày, mỗi ngày một lần. Sau đó, tiếp tục giãn cách mỗi tuần 1-2 lần cho đến khi hết triệu chứng. Đây là phương pháp điều trị ngoại trú, người bệnh có thể về nhà và sinh hoạt bình thường.

Máy kích thích từ trường xuyên sọ (r
TMS) tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM Xoa bóp Với người bệnh trầm cảm, xoa bóp có thể giúp điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Theo đó, xoa bóp giúp cải thiện uể oải, đau lưng, cơ, khớp, đồng thời, giảm mệt mỏi và khó ngủ.

Khi được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu, xoa bóp có thể mang lại sự thư giãn ngay lập tức. Vì vậy, xoa bóp được kết hợp với thuốc và liệu pháp tâm lý để điều trị trầm cảm.

Tại Việt Nam, điều trị trầm cảm chủ yếu bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Ở một vài nước trên thế giới, còn có thể có cách trị trầm cảm bằng những liệu pháp như châm cứu, thôi miên và phản hồi sinh học.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp điều trị các vấn đề về sức khỏe, bằng cách sử dụng kim thép rất mỏng đâm vào da nhằm kích thích các điểm/huyệt trên cơ thể. Mục tiêu của châm cứu là làm giảm các triệu chứng đau (đầu, cổ, cơ, lưng,…) viêm khớp, rối loạn căng thẳng lặp đi lặp lại.

Các kim thép kích thích hệ thống thần kinh trung ương và hệ miễn dịch của cơ thể nhằm:

Kích thích phản ứng của cơ thể với bệnh hoặc triệu chứng. Cân bằng lại hoạt động cơ thể. Giải phóng các chất tự nhiên, chẳng hạn như endorphin, thuốc giảm đau tự nhiên, chất dẫn truyền thần kinh, chất kiểm soát các xung thần kinh. Thôi miên

Liệu pháp thôi miên là 1 loại y học tâm thể có nguồn gốc từ phương pháp điều trị tâm lý học phương Tây. Người bệnh được đưa vào trạng thái thư giãn sâu và tập trung cao độ nhằm cải thiện các vấn đề về sức khỏe. <4>

Thôi miên được sử dụng trong cải thiện sức khỏe tâm thần thông thường như:

Căng thẳng, lo lắng, hoảng loạn và hội chứng căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Ám ảnh. Các vấn đề kiểm soát hành vi, chẳng hạn như cai thuốc lá , giảm cân và đái dầm.

Thôi miên gồm 4 giai đoạn: cảm ứng, đào sâu, gợi ý và xuất hiện.

Phản hồi sinh học

Phản hồi sinh học là phương pháp y học thay thế, hướng dẫn mọi người thay đổi cách cơ thể họ hoạt động. Đây là 1 liệu pháp tâm lý giúp cơ thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.

Trong quá trình điều trị bằng phương pháp phản hồi sinh học, bác sĩ sử dụng thiết bị và dụng cụ giám sát để đo các chức năng của cơ thể. Dựa trên kết quả từ các công cụ, bác sĩ sẽ gợi ý cách tạo ra những thay đổi sinh lý. Sử dụng phản hồi sinh học có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề, chẳng hạn như:

Lo lắng, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Thiếu tập trung. Các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như hen suyễn Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, táo bón. Mất ngủ. Đau đầu, đau cơ xơ hóa, khớp và cơ. Đái tháo đường. Động kinh. Cao huyết áp. Trầm cảm nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị trầm cảm kéo dài bao lâu?

1 – 2 tuần khi bắt đầu dùng thuốc! Các triệu chứng có thể cải thiện trong 1 – 2 tuần. Nếu thuốc điều trị trầm cảm không có tác dụng sau thời gian này, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn sử dụng thuốc khác.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trầm cảm, phương pháp điều trị có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn trước khi các tình trạng dần cải thiện.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm

Thuốc điều trị trầm cảm có thể gây 1 số tác dụng phụ như:

Buồn nôn. Nhức đầu. Lo lắng. Đổ mồ hôi. Chóng mặt. Kích động. Tăng cân. Khô miệng. Khó khăn trong hoạt động tình dục.

Những triệu chứng kể trên có thể tồn tại trong thời gian ngắn, tham khảo ý kiến của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng này. Khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, người bệnh nên chú ý những điều sau:

Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc.

Các yếu tố rủi ro

Trầm cảm phổ biến ở thanh thiếu niên từ 20 – 30 tuổi. Trong đó, phụ nữ được chẩn đoán mắc trầm cảm cao hơn nam giới.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm bao gồm:

Các đặc điểm về tính cách: lòng tự trọng thấp hoặc quá cao, người bi quan,… Căng thẳng trong cuộc sống: bị lạm dụng thể chất, vấn đề tài chính,… Người thân trong gia đình có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hoặc tự tử. Tiền sử rối loạn sức khỏe tâm thần: rối loạn lo âu, ăn uống hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích. Bệnh nghiêm trọng hoặc mạn tính: ung thư, đột quỵ, tim mạch,… Thuốc ngủ, cao huyết áp.

Chăm sóc sau điều trị trầm cảm và cải thiện

Người bệnh trầm cảm nên thực hiện các bước chăm sóc sau để giúp tình trạng sớm cải thiện:

Tuân thủ phác đồ và không bỏ dở việc điều trị. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm. Không bỏ qua các triệu chứng gây bệnh: đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Không uống rượu và sử dụng chất kích thích: rượu và chất kích thích làm trầm trọng thêm các triệu chứng, khiến trầm cảm khó điều trị hơn. Chăm sóc bản thân: ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc. Cân nhắc đi bộ, luyện tập thể thao, bơi lội, làm vườn hoặc các hoạt động khác mà bản thân yêu thích. Bệnh trầm cảm sau khi được chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái phát 1 hoặc nhiều lần.

Cách phòng ngừa trầm cảm

Không có cách nào chắc chắn để ngăn bản thân bị trầm cảm. Tuy nhiên, những cách sau đây có thể giúp ngừa trầm cảm:

Kiểm soát căng thẳng. Liên hệ gia đình và bạn bè giúp đỡ, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng để sớm vượt qua những giai đoạn khó khăn. Điều trị ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh nhằm ngăn trầm cảm tiến triển nặng. Tái khám định kỳ và duy trì điều trị lâu dài để ngừa các triệu chứng tái phát.

Câu hỏi thường gặp về điều trị trầm cảm

1. Trầm cảm có tái phát không?

Có! Bệnh trầm cảm sau khi được chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái phát 1 hoặc nhiều lần. Theo đó, các triệu chứng sẽ xuất hiện trở lại sau khoảng 4 tháng điều trị thành công. Tỷ lệ tái phát phụ thuộc vào số lần người bệnh bị trầm cảm, cụ thể:

Người trầm cảm lần đầu: có 50% nguy cơ tái phát. Người trầm cảm lần thứ 2: có 70% nguy cơ tái phát. Người mắc bệnh lần thứ 3: tỷ lệ tái phát cao rõ rệt, lên đến 90%.

2. Điều trị trầm cảm ở đâu?

Phần lớn, trầm cảm được điều trị ngoại trú. Dù người bệnh điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu hoặc phối hợp cả 2 phương pháp cùng lúc. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm, người bệnh không nên xem nhẹ hay bỏ mặc cơ thể mà cần đến cơ sở y tế có chuyên môn, trình độ cao để được khám, đánh giá mức độ trầm cảm cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khoa Khám bệnh BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.

Xem thêm: Nước hoa maison francis kurkdjian baccarat rouge 540 extrait de parfum

Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin tư vấn về khám chữa bệnh, chính sách với người bệnh, người nhà trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện.