- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, HT. Thích Trí Tịnh, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1991

- Kinh Ðịa Tạng, HT. Thích Trí Tịnh, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1991

- Kinh Nhật Tụng, Sen Vàng ấn hành, Thành hội Phật giáo Tp. HCM tái bản, 1992

- Nghi Thức Tụng Niệm Chữ Việt, chùa Xá Lợi ấn hành, Thành hội Phật giáo Tp. HCM tái bản, 1993

- Thiền Môn Nhật Tụng, HT. Thích Minh Trực, Phật Bửu Tự ấn hành, Tp. HCM, 1992

- Kinh Vu Lan và Báo Hiếu, chùa Giác Ngộ ấn hành, Tp. HCM, 1994

- Nghi Thức Tụng Niệm Bằng Chữ Việt, Sa Môn Thích Trí Hải, Tổ đình Vĩnh Nghiêm xb, Sài Gòn, 1969

- Kinh Diễn Nghĩa, HT. Thích Huệ Ðăng, Tổ đình Thiên Thai xb, Sài Gòn, 1967

- Kinh Nhật Tụng, HT. Ngộ Chân Tử, chùa Hoằng Pháp xb, Sài Gòn, 1971

- Lương Hoàng Sám, HT. Thích Trí Quang, tác giả xb, Sài Gòn, 1972

- Tập San Hoằng Pháp số 2, Tổng vụ Hoằng pháp xb, Sài Gòn, 1973

- Tra Am và Sư Viên Thành, Nguyễn Văn Thoa, Tra Am ấn hành, Nha Trang, 1972

- Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ, HT. Thích Hiển Tu, chùa Xá Lợi ấn hành, Tp. HCM, 1989

- Chư Kinh Nhật Tụng, Tổ đình Vĩnh Nghiêm, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1992

- Kinh Kim Quang Minh, Tỳ Kheo Ni Như Ấn, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1992

- Nhật Hành của Người Tại Gia Tu Phật, Phật giáo Nguyên Thủy, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1991

- Ðại Bi Sám Pháp, Thích Mật Tri, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1994

- Phật Tổ Ngũ Kinh, HT. Thích Hoàn Quan, Thành hội Phật giáo Tp. HCM xb, 1992

- Kinh Nhật Tụng cổ bản Hán tự.

Bạn đang xem: Tuyển tập các bài sám văn thường dùng

- Kinh Tam Bảo Diễn Nghĩa - Tổ Huệ Ðăng - Tổ đình Thiên Thai Bà Rịa ấn hành - 1994.

- Kinh Nhựt Tụng - Sa môn Thích Thiện Huê chùa Ðại Giác ấn hành - Sàigon 1974.

- Tam Bảo Tôn Kinh - Thích Ca Tự - Gia Ðịnh 1968.

- Kinh Tam Bảo - Xưng Tụng Tam Bảo - Ni trưởng Huỳnh Liên - Tịnh xá Ngọc Phương ấn hành TPHCM 1992.

- Kinh Nhựt Tụng Nam Tông - Hệ phái Nguyên Thủy - Chùa Kỳ Viên ấn hành - TPHCM 1995.

- Chư Kinh Nhựt Tụng - Sa môn Thích Chân Lý - Chùa Ðức Hòa - Thành Hội Phật Giáo TPHCM 1996.

- Chư Kinh Nhựt Tụng - Tổ Ðình Vĩnh Nghiêm - Thành hội Phật giáo TPHCM 1989.

- Thiền Môn Nhựt Tụng - HT. Thích Minh Trực - Tổ đình Phật Bửu ấn hành TPHCM 1992.

- Nghi Thức Tụng Niệm Bằng Chữ Việt - Sa-môn Trí Hải - Chùa Bồ Ðề ấn hành - Sàigon 1969.

- Nghi Thức Tụng Niệm Hằng Ngày Bằng Chữ Việt - Sa môn Thích Thiệân Thanh - Thành hội Phật giáo TPHCM 1997.

- Nghi Thức Tụng Niệm Hệ Phái Khất Sĩ - Tịnh xá Trung Tâm ấn hành TPHCM 1992.

- Nghi Thức Tụng Niệm - Sa môn Thích Thiện Huê - Tịnh xá Niết Bàn Vũng Tàu ấn hành 1970.

- Pháp Môn Tu Tịnh Ðộ - Sa môn Thích Thiện Huê - Chùa Niệm Phật Bình Dương ấn hành 1974.

- Học Phật Vấn Ðáp - Sa môn Thiện Nhơn - Bửu An Tự Sa Ðéc ấn hành 1951.

- Phật Học Sám Kệ - Thích Tâm Minh - Bản in lụa TPHCM 1995.

- Sử Phật Giáo Ðàng Trong - Nguyễn Hiền Ðức - NXB Thành phố HCM ấn hành 1995.

- Hà Tiên Quốc Âm Thập Vịnh - Mạc Thiên Tích Tủ sách tư liệu Giác Ðạo - Như Tâm 1980.

- Tập văn Phật giáo số 33 - Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN ấn hành TPHCM 1995.

- Bút Ký Diễn Nôm - Bản chữ Nôm - Hòa thượng Chánh Thành - tủ sách chùa Hội Phước Sa Ðéc 1940.

- Tập bản thảo đánh máy của Giác Ðạo Dương Kinh Thành - Tủ sách Giác Ðạo Như Tâm TPHCM 1990.

- Ðặc San Hoằng Pháp số 2 - Tổng vụ Hoằng pháp - Thư viện Phật học Xá Lợi - Sàigòn 1973.

- Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số 17 Năm thứ 4 Phân viện Nghiên cứu Phật học Hà Nội xb 1995.

- Tạp chí Từ Quang số 242 Hội Phật học Nam Việt - Thư viện Chùa Xá Lợi Sàigòn 1970.

- Tập san Tự giác - Nam Việt Lục Hòa Tăng - tháng 4-1952. Thư Viện Khoa học xã hội TPHCM 1996

- Tạp chí Từ Bi Âm số 18 - Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học - Thư viện Xá Lợi TPHCM tàng bản 1934.

- Chánh Khắc Trung Khoa Du Già Tập Yếu - Cổ bản chữ Hán - Tủ sách Chiêu Ðề tàng bản - Xá Lợi Tự - TPHCM 1995 - Năm Ðồng Khánh 11 Mậu Tý.

THƯ MỤC THAM KHẢO

· Tạp chí Từ Quang, số 86, tháng 3-1959, Hội Phật học Nam Việt ấn hành, Sài Gòn, 1959.

· Bản văn thọ giới Thập thiện, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, chùa Vạn Ðức, Thủ Ðức ấn hành, Sài Gòn, 1970.

· Bản văn Nôm sám Ngã niệm, Hòa Thượng Huệ Ðăng soạn, chùa Thiên Thai, Bà Rịa tàng bản (chép tay) khoảng 1930-1950.

· Bản chép tay Sám Phổ Ðà, chùa Nhất Nguyên Bửu Tự, Lái Thiêu năm Kỷ Dậu 1967, bà Nguyễn Thị Ní lưu giữ, tủ sách Giác Ðạo tàng bản.

· Ðặc san Hoằng Pháp số 3 năm 1973, số 6 năm 1974, Tổng vụ hoằng pháp, chùa Ấn Quang ấn hành.

· Bát Nhã Ngộ Ðạo quốc âm, Toàn Nhật thiền sư. Do Ðặng Quang Diệu thực hiện, Hiển Nam Ðường khắc bản in, triều Nguyễn, Khải Ðịnh năm thứ IV, tháng 9-1919.

· Học Phật vấn đáp, Thiền sư Thích Chơn Thường. Chùa Trường Quang, Mỹ Tho ấn hành, Châu Ðốc, 1951.

· Khoa chẩn tế cô hồn nghĩa, Bích Liên pháp sư soạn, Bình Ðịnh khắc in khoảng năm 1940. Chùa Viên Giác Tân Bình tàng bản.

· Phật hóa gia đình, Khánh Anh pháp sư soạn, nhà in Sao Mai ấn hành, Sài Gòn, 1951.

· Nghi thức tụng niệm hằng ngày toàn tiếng Việt, Sa môn Trí Hải soạn. Chùa Quán Sứ ấn hành, Hà Nội, 1968.

· Kinh Tam Bảo diễn nghĩa, Hòa Thượng Huệ Ðăng soạn, chùa Thiên Thai Bà Rịa ấn hành, năm 1949, Thành hội TP HCM tái bản, 1994.

· Mục Liên sám pháp, Phúc Tuệ soạn dịch, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1995.

· Nghi thức tụng niệm đại toàn, Thích Nhất Hạnh, Ðạo tràng Mai Thôn ấn hành, Pháp quốc, 1997.

· Pháp môn đáo bỉ ngạn, Huệ Nhựt Thiền sư soạn, Linh Bửu Tự, Cầu Hang ấn hành, Sài Gòn, 1948.

· Kinh nhật tụng, Thích Thiện Huê biên soạn, chùa Ðại Giác ấn hành, Sài Gòn, 1974.

· Lễ Phật nghi thức, Thích Minh Phát biên soạn, chùa Viên Giác ấn hành, TP HCM, 1992.

· Nghi thức tụng niệm, Sa môn Thích Thiện Huê, chùa Niệm Phật Bình Dương ấn hành, 1984.

· Phật tử tại gia tu hành thường thức, Hòa Thượng Tuệ Tạng soạn, chùa Vọng Cung thực hiện, nhà in Ðuốc Tuệ ấn bản, Hà Nội, 1958.

· Văn khố Từ Bi Âm, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học, chùa Linh Sơn ấn hành, Sài Gòn, 1936.

· Khóa lễ Phật, Nghiêm Trước soạn, cảo bản tủ sách Chiêu Ðề, TP HCM, 1994.

· Pháp môn tu Tịnh Ðộ, Sa môn Thích Thiện Huê, Niết Bàn tịnh xá ấn hành, Vũng Tàu 1970.

· Nghi cúng cô hồn, Hòa Thượng Thành Lệ soạn, chùa Tiên Linh Bến Tre tàng bản, tủ sách Hòa Thượng Hiển Tu, Xá Lợi 1998.

· Thi tập kỷ niệm tuần chung thất, Ni trưởng Ðàm Tuệ soạn năm Quý Mão 1964, chùa Hòa Bình ấn hành, TP. HCM, 1997.

· Phật pháp giáo lý tập 5, Ni trưởng Như Thanh soạn, chùa Huê Lâm ấn hành, TP.HCM 1997.

· Kinh xưng tụng Tam Bảo, Ni trưởng Huỳnh Liên soạn, Tịnh xá Ngọc Phương ấn hành, TP.HCM 1987.

l>Quang Duc Homepage - Vietnamese - English Buddhist library
Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

Tiếng Anh

*

. .

TUYỂN TẬP CÁC BÀI SÁM VĂN

Thích Đồng Bổn sưu tập

---o0o---

Tuyển tập IV

55 Bài Sám Văn Chọn Lọc


NỘI DUNG Lời Nói Ðầu

I. CÁC BÀI SÁM VĂN XƯNG TÁN - KỶ NIỆM

166. Sám An Cư

167. Văn Tụng Cúng Dường Lễ Dâng Y

168. Văn Tụng Chú Nguyện Lễ Dâng Y

169. Bài Tụng Lễ Vu Lan (II)

170. Sám Ca Sự Tích Mục Kiền Liên

171. Văn Phát Nguyện Vía A Di Ðà

172. Sám Văn 12 Hiệu An Dưỡng Nghĩa

173. Sám Văn 12 Ðại Nguyện Dược Sư

174. Sám Phổ Hiền Thập Nguyện

175. Sám Văn Phổ Hiền Ðại Nguyện (III)

II. CÁC BÀI SÁM VĂN SÁM HỐI - PHÁT NGUYỆN

176. Sám Văn Tụng Kinh Sám Hối Hồi Hướng Nghĩa

177. Sám Phát Nguyện Vãng Sanh Nghĩa

178. Sám Phòng Hộ Chuyển Hóa

179. Sám Thập Ân

180. Sám Khể Thủ Nghĩa (V)

181. Sám Qui Mạng Nghĩa (VI)

182. Sám 10 Ðiều Phát Nguyện Tây Phương

183. Sám Ngã Niệm Nghĩa (IV)

184. Sám Ðạo Tràng

185. Sám Lục Hòa (I)

186. Sám Lục Hòa (II)

187. Sám Lục Ðộ

188. Sám Bồ Ðề

189. Sám Nguyện Quy Y Tam Bảo

190. Sám Nguyện Cúng Dường Hương Hoa

191. Sám Văn Phát Nguyện Quy Y

192. Sám Văn Phát Nguyện Hồi Hướng

193. Sám Văn Quá Ðường Thọ Thực

III. CÁC BÀI SÁM VĂN BÁO HIẾU - CẦU AN

194. Sám Hiếu Từ

195. Văn Phát Nguyện Báo Ân Phụ Mẫu

196. Sám Dược Sư Cầu Tiêu Tai

197. Sám Cầu Tật Bệnh Tiêu Trừ

198. Sám Cứu Khổ Quan Thế Âm

199. Sám văn Phát Nguyện Thế Phát (I)

IV. CÁC BÀI SÁM VĂN THÍ THỰC - CẦU SIÊU

200. Sám Văn Thí Thực Hồi Hướng

201. Sám Tiến Linh

202. Văn Tế Vong (1)

203. Văn Tế Vong (2)

204. Sám Long Vĩnh Thiền Sư

205. Sám Siêu Ðộ Vong Hồn

206. Sám Nguyện Vong Linh Vãng Sanh Tịnh Ðộ

207. Sám Cầu Siêu Cửu Huyền Thất Tổ

208. Sám Giác Linh Thầy

V. CÁC BÀI SÁM VĂN CẢNH TỈNH - KHUYẾN TU

209. Sám Vô Thường

210. Văn Tế Liệt Sĩ

211. Văn Tế Cô Hồn

212. Hồi Hướng Tế Văn

213. Kệ Khuyên Ðừng Sát Sanh

214. Sám Văn Sự Tích Hi Thị - Chí Công

215. Thiền Cơ Yếu Ngữ Văn

216. Giới Hành Ðồng Tử Văn

217. Hoán Tỉnh Trần Tâm Khuyến Tu Tịnh Ðộ Văn

218. Sám Hối Tâm Hướng Thiện

219. Tiêu Tự Thần Chung

220. Bát Nhã Tâm Kinh (IV)


Lời Nói Ðầu

Qua ba tuyển tập đã gởi đến tay quí độc giả. Chúng tôi nghĩ rằng khó mà sưu tầm thêm nữa cho tuyển tập số IV nầy. Nhưng tác dụng của ba tuyển tập kia đã có ý nghĩa, khi chúng tôi nhận được phản hồi từ chư tôn túc độc giả khích lệ và cung cấp thêm tư liệu, các địa chỉ để sưu tầm thêm.

Qua đó, chúng tôi lại có dịp tiếp nối công trình còn dang dỡ, thu thập tư liệu, biên soạn lại các bài sám văn tuy rằng xưa này, nhưng là mới với tất cả chúng ta, để ra mắt đến quí vi tuyển tập IV : “55 Bài sám văn chọn lọc”.

Ðến tuyển tập IV này nhìn lại từ đầu chúng tôi tạm hình dung ra những mô típ cốt lõi, mà từ đó, các nhà trước tác dựa theo nhu cầu của những nghi lễ, những lễ hội và cho ra đời các sám văn ; các áng văn thơ hay, để mọi người cùng nhau đọc tụng truyền bá.

Tổng hợp các loại hình sám văn trong sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo, chúng ta có thể tóm lượt khái quát như sau :

A. Phân loại theo lễ hội :

1. Sám văn kỷ niệm các đại lễ (Phật Ðản, Vu Lan).

2. Sám ăn kỷ niệm các ngày vía (Phật, Bồ Tát).

3. Bài sám sám văn sử dụng, trong các lễ hội trai đàn (Thí thực, bố thí).

B. Phân loại theo nghi lễ :

1. Sáu văn lễ cầu an đảo bệnh.

2. Sám văn lễ cầu an chúc thọ.

3. Sám văn lễ cầu an tiêu tai.

4. Sám văn lễ cầu siêu đám tang.

5. Sám văn lễ cầu siêu cúng giỗ.

6. Sám văn lễ cầu siêu cô hồn.

C. Phân loại theo hành trì :

1. Sám văn phát nguyện.

2. Sám văn sám hối.

3. Sám văn cảnh tỉnh khuyến tu.

4. Sám văn chỉ bày pháp tu.

Như trên, chúng tôi khái lược phân loại thành hệ thống các ý nghĩa của sám văn, cho ta thấy rằng, nguyên nhân hình thành nên các bài sám văn, được bắt nguồn từ những yêu cầu chủ quan theo tiêu đề phân loại trên.

Tuy nhiên, trải qua thời gian đọc tụng và truyền khẩu, phần nhiều các bài sám văn đã không còn là nguyên tác ban đầu. Lý do thứ nhứt là do người trước tác theo chủ quan ý nguyện của mình, cùng với trình độ thư pháp, ngữ pháp của tác giả, cho nên khi phổ biến rộng đến mọi người, có sai sót trong câu cú hành văn, hoặc thất niêm vận, nên người sau sửa lại. Lý do thứ hai, lúc phổ biến rộng rãi đến một một nơi khác, để cho phù hợp với bối cảnh, hoàn cảnh của một đạo tràng, lễ hội khác mà tụng giả và thính chúng thấy cần sửa lại thêm bớt đôi chút cho phù hợp chùa mình, sơn môn mình để tiện bề sử dụng.

Một đặc điểm phổ biến trong tổng thể các sám văn mà chúng ta cần lưu ý, đó là dị bản chỉ cùng một gốc do các nhà soạn và dịch khác nhau. Ví dụ như từ bài Qui mạng, Khể thủ, Ngã niệm, Thập phương, Nhứt tâm... bằng chữ Hán, mỗi bài đã có không dưới năm bản dịch với lối hành văn khác nhau. Ở đây, trong phạm vi các tuyển tập đã giới thiệu, chúng tôi có chọn lọc những dị bản theo hai ý:

1. Là những sám văn đã được nhiều người biết đến, được sử dụng rộng rãi lâu nay trong các chùa.

2. Là những sám văn có văn phong khác biệt trong lối dịch, có cách diễn đạt Việt ngữ phong phú ít trùng lặp giữa các dị bản.

Bên cạnh những sáng tạo từ ngữ văn phong rất thú vị và hay ho của các dị bản, vẫn còn những mặt hạn chế là đôi khi trùng lặp trong cách dịch, làm cho các bài sám văn này mất đi ít nhiều giá trị tính sáng tạo đặc thù riêng. Phân tích điều này, ta thấy có các nguyên nhân :

1. Do một soạn giả soạn ra nhiều bài sám. Từ đó, ý tưởng và cách hành văn thường lặp đi lặp lại giữa các bài sám văn cùng một tác giả.

Xem thêm: 7000+ Hoa Hồng Vàng & Ảnh Hoa Hồng Vàng Đẹp Nhất, 7000+ Hoa Hồng Vàng & Ảnh Hoa Miễn Phí

2. Do người sau muốn sử dụng các bài sám nơi đạo tràng của mình, nên biến cải và thêm một đôi câu của riêng mình tâm đắc trong pháp môn tu, trong phát nguyện v.v... cách này ta dễ dàng nhận ra ở đoạn kết các bài sám.

3. Do sự vay mượn lắp ghép của những người soạn dịch sau, mà phần nhiều do hạn chế về trình độ sáng tạo, nghèo từ ngữ mà có ra. Hiện tượng lắp ghép vay mượn từ các bài sám có sẵn nầy đã trở nên phổ biến.

4. Do sự truyền khẩu lẫn nhau, hay cách học thuộc lòng qua sự truyền khẩu của người khác, rồi lẫn lộn giữa các bài, các ý, mà nảy sinh các bài sám “đầu gà đuôi vịt”.

Trên đây mới chỉ là đôi nét phác thảo về cách phân tích lược khảo. Nếu có điều kiện sau nầy, chúng tôi sẽ thực hiện lược khảo đầy đủ khi đã hoàn thành trọn vẹn việc sưu tầm biên soạn các tuyển tập sám văn.

Ở tuyển tập số IV này, vẫn có mang đặc điểm riêng như mỗi tuyển tập trước. Ðó là việc sưu tầm các áng văn hay mang tính cách cảnh tỉnh nhân thế, như của Ngài : Toàn Nhật Thiền sư, Mạc Thiên Tích, Tổ Liên Tôn - Huyền Ý, Tổ Huệ Ðăng, Chơn Thường Thiền sư v.v... ở thế kỷ trước và trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo từ những năm 1930 trở về sau. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm đưa thêm vào hệ thống tuyển tập các bài sám văn ở các Hệ phái Nguyên Thủy, Hệ phái Khất sĩ, và các Sơn môn Tổ đình riêng trên cả ba miền đất nước mà nội dung ý nghĩa đều chung luồng tư tưởng khi biên tập. Nhưng dĩ nhiên là có chọn lọc, cho phù hợp với hệ thống chung nhất, ai cũng có thể sử dụng được. Bởi vì tất cả đều là tài sản chung của hệ thống kinh sám trong Văn hóa Phật-giáo Việt Nam. Dụng ý chúng tôi là chỉ muốn giới thiệu cái hay, cái chung để chúng ta cùng sử dụng rộng rãi trong tất cả cộng đồng, sơn môn pháp phái, mà không còn ranh giới nữa, để mọi người có cùng chung Phật tánh xích lại gần nhau hơn trong một nhà Phật pháp.

Thế nhưng, một mình chúng tôi thì sẽ không tránh khỏi sự chủ quan và hạn chế. Rất mong sự đóng góp bổ sung của chư Tôn đức, Thiện tri thức và đọc giả, tụng giả xa gần phát tâm chỉ bảo cho những chỗ sai cùng những gì còn thiếu sót.

Cuối cùng, vẫn như cách sắp đặt tiếp nối ở các tuyển tập trước. Tuyển tập IV này bắt đầu từ bài số 166 đến 220. Nếu có dịp tái bản lại các tập tuyển trước, chúng tôi sẽ bổ sung những điều thiếu sót tồn tại, và sửa chữa, chú giải theo hệ thống sắp đặt trên đây để hoàn thiện dần bộ tuyển tập sám văn này thật đầy đủ.