Chắc hẳn trong những ngày qua, teen nhà mình đã nắm rất rõ các cập nhật về hai cơn bão Irene (Mỹ) và Nanmadol (Philippines) cũng như thiệt hại mà chúng gây ra. Có thể nói rằng, bão luôn nằm trong top những thảm họa thiên nhiên có sức công phá lớn nhất. Chẳng thế mà từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn tìm cách dự báo bão về.

Bạn đang xem: Trước cơn bão trời thường rất đẹp



Theo kinh nghiệm dân gian, tháng Bảy (âm lịch) là khoảng thời gian nước ta hứng chịu hơn 10 cơn bão cường độ lớn nhỏ khác nhau. Vào khoảng thời gian trước khi xảy ra bão, bầu trời thường trở nên quang đãng hơn, rất trong và xanh; còn không khí thì vô cùng oi bức, ngột ngặt, tình trạng lặng gió kéo dài những vài ba ngày. Thực tế, trước thềm cơn bão, thời tiết sẽ thay đổi theo hướng mà chúng ta dễ dàng nhận biết. Môi trường xung quanh trở nên có gì đó yên ắng ngay cả khi ngoài trời đang nắng ấm.
Không những thế, dựa vào việc quan sát hoạt động của các sinh vật, vốn có khả năng dự báo bão tuyệt vời, ông cha ta còn đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ lưu truyền bao đời nay, chẳng hạn như: “Tháng Bảy heo may/Chuồn chuồn bay thì bão" hay "Kiến đắp thành thì bão - Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa". Còn đối với những teen sống ở khu vực có nhiều cây xanh, ắt hẳn bạn sẽ thấy thiếu vắng tiếng chim hót quen thuộc bởi nhờ bản năng dự cảm, chúng đã kéo nhau đi kiếm thức ăn dự trữ cho những ngày bão sắp tới rồi.
Sự thiếu vắng của những chú chim cũng là báo hiệu một cơn bão sắp tràn về đó teen ạ!
Ngày nay, nhờ sự trợ giúp của nhiều thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã có thể lý giải cho sự thay đổi này.
Bão được hình thành từ dòng vận động đi lên của khí. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi cơn bão trong thời gian định hình, chúng sẽbắt đầu hút không khí nóng ẩm từ môi trường xung quanh. Không khí sẽ đi qua mây, được “bắn” trả lại lên tầng cao nhất rồi đi xuống mặt đất. Trong hành trình đi xuống, không khí trở nên khô và ấm hơn vì đã bị hút hết độ ẩm trước đó.
Vì không khí khô, nóng có tính chất ổn định hơn nóng ẩm nên kết quả chúng trở thành một lá chắn tạm thời cho cơn bão, ngăn chặn những phần khí không cần thiết “đột nhập” quá trình bão hình thành. Điều này lý giải cho tình trạng lặng gió khi không khí không được lưu thông một cách bình thường.
Có thể nói, bầu không khí trước khi xảy ra bão vô cùng đặc biệt nên các nhiếp ảnh gia trên khắp Thế giới cũng không quên ghi lại các khoảnh khắc “đẹp đến khó tin” mà thiên nhiên ban tặng. “Trăm nghe không bằng một thấy”, và bây giờ thì chúng mình cùng thưởng thức những “shot” ảnh tuyệt phẩm này nhé!
*

Bầu trời Đài Loan trước ngày xảy ra bão Nanmadol.

Thậm chí còn xuất hiện cả cầu vồng nữa đấy, các bạn ạ!

Còn đây là hình ảnh bầu trước nước Mỹ trước khi bão Irene ập đến.

Nhìn những hình ảnh bầu trời trong xanh, bình yên thế này thì mọi người lại thấy lo nhiều hơn các mẹ ạ. Bầu trời luôn bình yên trước những cơn bão. Mong mọi người đều bình an, bão nhanh tan. 

Từ 20h hôm nay, Đà Nẵng cấm người dân ra đường, toàn bộ lao động nghỉ làm 28-10 để tránh bão

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, lúc 13h ngày 27/10, tâm bão số 9 còn cách các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 438km về phía Tây, sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 25km/h. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 320km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.

*

Ảnh chụp màn hình TTO

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do di chuyển trong điều kiện thuận lợi nên trong chiều đến tối nay, bão số 9 được nhận định tiếp tục mạnh thêm và đạt cực đại vào khoảng 19 giờ tối nay. Dự báo thời điểm cực đại, bão số 9 mạnh cấp 14, giật cấp 17.

Về nhận định cường độ, ông Lâm cho biết, bão số 9 có sức tàn phá khủng khiếp. “Nếu vẫn giữ cấp 12-13 khi vào bờ, bão số 9 sẽ gây ra gió giật trên đất liền mạnh nhất trong 20 năm qua. Thời gian tàn phá mạnh nhất từ tối nay cho đến trước 19h tối mai. Trong đó vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất là Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên”, ông Lâm chia sẻ.

*

Bầu trời tỉnh Quảng Nam sáng 27/10 bình yên trước cơn bão - Ảnh: TTO

Trước khi cơn bão số 9 đổ bộ, người dân nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên đã tiến hành neo thuyền bè, dựng lại nhà cửa, tìm nơi trú ẩn để tránh bão. Điều khiến mọi người lo lắng hơn hết rằng bầu trời tại nhiều nơi lại khô ráo, có nắng, sóng biển êm, bình yên đến lạ lùng. Theo một số chia sẻ từ kinh nghiệm của cư dân miền biển, đây là dấu hiệu báo trước của trận bão lớn. 

"Kinh nghiệm của ngư dân chúng tôi là nếu Biển Đông có bão lớn thì đất liền sẽ rất yên ắng. Trước vài hôm thì có 'gió chướng' tạt vào từ cửa biển. Từ sáng tới nay khi thấy trời quang biển lặng, mặt trời bị che sau đám mây và thỉnh thoảng mới xuất hiện nắng thì bà con đều lo lắng, chạy đua chằng chống nhà cửa", bà Phạm Thị Sáng - người dân ở xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam) - nói.

Từ sáng sớm, bầu trời đã trong xanh không một gợn mây. “Trời trong một cách lạ lùng. Mới những ngày trước còn mây trắng, mây xám đen kịt bầu trời. Cảm giác mây trời đã bị hút hết đi đâu đó... Một dự cảm đáng sợ về thời tiết trước cuồng phong của bão số 9, dựa theo kinh nghiệm dân gian”, anh Nguyễn Anh Hùng (người dân P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) không ngớt âu lo.

*

Nắng đẹp, trời trong xanh ở Đà Nẵng trước khi bão số 9 đổ bộ - Ảnh: TNO

Lẽ thường, những ngày nắng lên là những ngày sôi động, tấp nập ở khu vực bờ biển du lịch đẹp nhất của Đà Nẵng thì giờ đây, các hộ dân cấp tập khiêng vác đồ chạy bão.

*

Người dân đưa thuyền vào bờ - Ảnh: Dân Việt

Tranh thủ thời điểm trước bão tiết trời ráo tạnh, ông Nguyễn Văn Ly (trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cùng hàng chục ngư dân với sự giúp đỡ của lực lượng chức năng đưa tài sản lên bờ, ràng buộc với nhau để hạn chế thiệt hại.

"Nghe thông tin bão lớn nên chúng tôi cảm thấy khá lo lắng. Từ 7h sáng nay, nhiều người phải thuê xe cẩu tải để đưa thuyền thúng lên bờ", ông Ly nói.

*

Tàu thuyền đều được neo đậu chắc chắn - Ảnh: TTO

Chị Nguyễn Thị Lan (quận Sơn Trà) cho biết: "Tôi xúc hơn 20 bao về chèn lại cho an toàn, cơn bão rất mạnh nên không thể chủ quan được. Gia đình hôm qua cũng mua lương thực để dự trữ, thời tiết sáng nay nắng ráo nên cảm thấy rất lo".

Bà Nguyễn Thị Mai (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà) là dân vùng biển, với kinh nghiệm ăn sóng nói gió, bà hiểu, trời đẹp này không dành cho du khách, mà là sự dự báo trước ẩn họa thiên nhiên...

*

Người dân nhanh chóng kiên cố lại nhà cửa - Ảnh: TTO

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia khí tượng thủy văn, trước khi có bão, bầu trời thường quang đãng, trong xanh.

Theo giải thích thì bão được hình thành từ dòng vận động đi lên của khí. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi cơn bão trong thời gian định hình, chúng sẽ bắt đầu hút không khí nóng ẩm từ môi trường xung quanh. Không khí sẽ đi qua mây, được “bắn” trả lại lên tầng cao nhất rồi đi xuống mặt đất. Trong hành trình đi xuống, không khí trở nên khô và ấm hơn vì đã bị hút hết độ ẩm trước đó....

Xem thêm: Làm sao để tóc bóng mượt - 8 cách làm tóc mềm mượt chuẩn không cần chỉnh

Vì không khí khô, nóng có tính chất ổn định hơn nóng ẩm nên kết quả chúng trở thành một lá chắn tạm thời cho cơn bão, ngăn chặn những phần khí không cần thiết “đột nhập” quá trình bão hình thành. Điều này lý giải cho tình trạng lặng gió khi không khí không được lưu thông một cách bình thường và bầu trời trở nên tuyệt đẹp trước khi có bão số 9 ở khu vực miền Trung.

*