Sơn chịu nhiệt độ cao là hệ sơn 1 thành phần hoặc 2 thành phần gốc epoxy, gốc alkyd, silicone..., Sơn chịu nhiệt độ cao thường chịu được các nhiệt độ từ 200, 300, 400, 500, 600, 1000 độ C, một số dòng sơn chịu nhiệt độ sẽ khô ở nhiệt độ cao.Hiện nay có khá nhiều thiết bị sử dụng dòng sơn này như ống khí thải công nghiệp, các lò đốt, lò nung, hệ thống dây chuyền công nghiêp, động cơ các thiệt bị điện, ống xả các loại xe…

TOP 3 hãng sơn chịu nhiệt cao được sử dụng nhiều nhất

* Sơn Rainbow chịu nhiệt độ cao, các màu sơn từ 200 độ trở xuống thì Rainbow có thể pha được tất cả các màu sơn, càng cao thì càng ít màu sơn

* Sơn Chịu nhiệt International là mảng sơn chịu nhiệt cao cấp, dùng cho các công trình công nghiệp và hàng hải.

Bạn đang xem: Sơn xịt chịu nhiệt độ cao

* Sơn Chịu Nhiệt Carboline là thương hiệu toàn cầu, nhà máy chính tại Mỹ. Các dòng sơn chịu nhiệt độ cao Carboline thường có độ bền màu rất cao

Sơn chịu nhiệt độ sử dụng cho các công trình sau:

1, Đường ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp chịu nhiệt độ cao

2, Sơn cho các loại lò đốt, lò nung trong dân dụng và công nghiệp chịu nhiệt

3, Sơn chịu nhiệt độ cao dùng chodây chuyền sấy công nghiệp, lọc điện, xyclon lọc bụi

4, Sơn chịu nhiệtdùng cho thiết bị nồi hơi, nồi cô đặc, chưng luyện, phân tách

5, Động cơ máy phát điện và các máy móc khi làm việc có phát sinh nhiệt cần được sơn chịu nhiệt

6, Sơn cách nhiệt cho mái tôn, khung cửa sắt thép khu vực chống nóng các công trình dân dụng và công nghiệp

7, Sơn chịu nhiệt dùng cho thùng chứa, đường ống dẫn xăng dầu và các dung môi hữu cơ.

8, Ngoài ra, sơn chịu nhiệt thường được dùng cho ống xả xe hơi, xe máy, kiềng bếp gas.

Bảng màu sơnchịu nhiệt:

Đối với dòng sơn chịu nhiệt dưới 200 độ C thì có thể sơn pha màu tùy theo nhu cầu của khách hàng, pha theo mẫu khách hàng có sẵn hoặc theo 100 bảng màu của nhà sản xuất. Màu sơn chịu nhiệt phổ biến nhất vẫn là màu ghi xám sáng hoặc màu nhũ bạc vì 2 hệ màu màu có tính cách nhiệt tốt nhất và chi phí sản xuất thấp hơn so với tươi như màu vàng tươi, đỏ tươi, cam tươi...

*

Một số lưu ý về khi sử dụng và thi công sơnchịu nhiệt:

1. Để đạt đươc hiệu quả cao nhất cho dòng sơn chịu nhiệt, bạn cần phải làm sạch bề mặt như hơi ẩm, vết dầu mỡ, bùn bẩn, bề mặt lớp sơn cũ cần được làm sạch, cách tốt nhất là đánh nhám theo tiêu chuẩn SIS Sa 2.2. Chủ yếu kiểm tra nhiệt độ xung quanh khi sơn, sự giộp và tróc màng sơn xảy ra là do nhiệt độ nền vượt quá 600C3. Lớp sơn lót và lớp phủ chịu nhiệtlấy giới hạn là mỗi loại 2 lớp, nhưng phải đảm bảo độ dày dưới 80 microns, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng màng sơn giộp và tróc.4. Sau khi hoàn thành, nung nóng chậm bằng nửa nhiệt độ quy định và giữ trong vòng 1 giờ, sau đó tăng lên đúng nhiệt độ quy định. Đốt nóng trực tiếp ở nhiệt độ tối đa sẽ gây ra sự phồng giộp hoặc tróc.

Độ phủ sơn chịu nhiệt như thế nào:

Mức độ che phủ thực tế sẽ tùy thuộc vào hình dáng của đối tượng sơn và điều kiện môi trường. Nói chung, mức độ che phủ lý thuyết của cọ và phun sẽ là 1.4 lần và 1.7 lần so với mức độ che phủ thực tế.

Sơn chịu nhiệt độ cao Đại Bàng
Sơn chống rỉ chịu nhiệt Thế Hệ Mới
Sơn chịu nhiệt KCCSơn chịu nhiệt Nippon
Sơn chịu nhiệt Jotun
Sơn chịu nhiệt Á Đông
Sơn chịu nhiệt Rainbow
Sơn chịu nhiệt Seamaster
Sơn chịu nhiệt Samurai
Sơn phun chịu nhiệt ATM

Sử dụng sơn chịu nhiệt độ cao là cần thiết và nên đầu tư đặc biệt là những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Vậy sơn chịu nhiệt độ loại nào tốt? Hãy để sơn bê tông Conpa giới thiệu 10 loại sơn chịu nhiệt độ tốt nhất 2021 nhé!

*
Sơn chịu nhiệt độ cao

Sơn chịu nhiệt độ cao Đại Bàng

Sơn chịu nhiệt Đại Bàng là dòng sơn nước có khả năng chịu được nhiệt độ cao của hãng sơn Đại Bàng. Loại sơn này được sử dụng để sơn lên các thiết bị cần phải làm nhiệt độ. Có thể sơn lên bề mặt kim loại, sắt, nhôm hoặc thép. Nó còn giúp cho các thiết bị đó không bị rỉ sét.

Sơn chịu nhiệt Đại Bàng không bị ăn mòn bởi nhiệt độ hoặc các tác động của con người và thiên nhiên. Đây là loại sơn thông dụng và được sử dụng với các thiết bị. Có khả năng chịu nhiệt độ từ 200 độ C đến 1000 độ C, tùy vào loại sơn mà bạn sử dụng.

*
Sơn chịu nhiệt độ cao Đại Bàng

Tính năng của sơn chịu nhiệt Đại Bàng

Sơn khô sấy
Màng sơn đánh, cứng và bền với nhiệt độ và thời tiết.Có độ bám dính cao trên các bề mặt sắt, thép.

Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Đại Bàng

Khuấy kỹ thùng sơn
Dùng chổi quét, ru lô hoặc súng phun
Pha loãng sơn bằng dung môi DMT3-SL với tỷ lệ pha từ 5 – 10%.Sơn lớp đầu tiên rất mỏng. Để sơn ổn định trong khoảng 30 phút rồi sấy nâng nhiệt từ từ. Sau đó giữ ở nhiệt độ 200 độ C trong 1 giờ.

Sơn chống rỉ chịu nhiệt Thế Hệ Mới

Sơn chống rỉ chịu nhiệt Thế Hệ Mới là loại sơn phủ 1 thành phần. Được sản xuất dựa trên cơ sở nhựa Silicolphen, biến tính với nhựa Acrylic, bột màu chịu nhiệt và dung môi kết hợp với một số chất phụ gia khác.

Sơn chịu nhiệt độ cao Thế Hệ Mới được sử dụng để bảo vệ cho bề mặt sắt, thép khi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ cao (Trên 150 độ C).

*
Sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới

Tính năng của sơn chịu nhiệt độ cao Thế Hệ Mới

Bề mặt sơn khô nhanh
Có khả năng chịu mài mòn tốt
Sơn có thể chịu nhiệt cao
Có khả năng bám dính lên các bề mặt sắt, thép khi đã làm sạch theo đúng tiêu chuẩn.

Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới

Điều kiện thi công sơn chịu nhiệt
Chỉ thi công khi thời tiết nắng ráo, không có mưa. Nhiệt độ > 10 độ C và độ ẩm Nhiệt độ bề mặt cần sơn phải cao hơn nhiệt độ điểm sương ít nhất 3 độ C.Thi công trong khu vực kín phải được thông gió tốt để đảm bảo quá trình khô hoặc đóng rắn.Chuẩn bị bề mặt thi công

Bước chuẩn bị này nhằm giúp màng sơn luôn được bám dính tốt vào bề mặt trước. Nhằm giúp nâng cao tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Trước khi thi công, chúng ta cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Bề mặt lớp sơn trước phải khô hoàn toàn. Không có bám các tạp chất.Nếu bề mặt có tạp chất, phải dùng nước để rửa sạch. Chờ tường khô rồi mới tiếp tục thi công.Phương pháp thi công

Hiện nay có 3 phương pháp thi công sơn chịu nhiệt Thế Hệ Mới. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, các bạn có thể chọn phương pháp phù hợp với mình. Bao gồm: Thi công bằng súng phun, Thi công dùng cọ lăn hoặc Thi công dùng chổi.

Sơn chịu nhiệt KCC

Sơn chịu nhiệt KCC là loại sơn gốc Silicon có khả năng chịu nhiệt. Được sản xuất với kết cấu đặc biệt, sau khi đóng rắn sẽ tạo thành một lớp hoàn thiện có khả năng chịu sốc nhiệt từ môi trường rất tốt.

*
Sơn chịu nhiệt độ KCC

Hiện nay, sơn chịu nhiệt KCC có thể chịu được điều kiện sốc nhiệt từ 200 độ C đến 600 độ C hoặc 1000 độ C. Tùy vào sản phẩm bạn sử dụng. Ngoài ra, sơn chịu nhiệt độ cao KCC còn có khả năng chống gỉ cho công trình của bạn.

Màu sơn chịu nhiệt KCC

Hiện nay, trên thị trường đã có 3 màu sơn KCC cơ bản, bao gồm:

Sơn chịu nhiệt màu đen
Sơn chịu nhiệt màu xám
Sơn chịu nhiệt màu bạc

Ngoài những màu cơ bản thì sơn KCC còn ra mắt các màu sơn khác để phục vụ nhu cầu của khách hàng nhằm có thể đạt được hiệu quả thẩm mỹ nhất định.

Mua sơn chịu nhiệt KCC ở đâu?

Hiện nay, sơn chịu nhiệt độ KCC đã có mặt nhiều cửa hàng sơn và các đại lý. Giá cả ở các cửa hàng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Do đó, các bạn nên mua sơn ở các đại lý chính hãng của KCC Việt Nam. Các bạn sẽ được cung cấp sản phẩm chính hãng lại có giá thành rẻ nhất.

Sơn chịu nhiệt Nippon

Sơn chịu nhiệt Nippon là loại sơn dầu có khả năng chịu nhiệt cao cấp gốc Silicone. Có khả năng chịu nhiệt đến 600 độ C. Sơn chịu nhiệt Nippon có khả năng bảo vệ tuyệt vời cho các công trình thi công, đường ống xả, ống khói và các thiết bị chịu nhiệt khác.

*
Sơn chịu nhiệt Nippon

Đặc điểm sơn Nippon

Lớp sơn phủ gốc Silicone có thể chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C.Màng sơn bóng mờ và có màu Nhôm.

Đặc điểm thi công sơn chịu nhiệt độ cao Nippon

Dụng cụ thi công: Cọ quét, con lăn hoặc súng phun khí
Cách pha loãngĐối với cọ quét và con lăn: Tối đa 10%Đối với súng phun có khí: Tối đa 20%Dung môi dùng để pha loãng: Nippon Heat Resisting Thinner
Thời gian khô: 30 phút. Thời gian sơn lớp tiếp theo: Tối thiểu 2 giờ.Độ dài màng sơn: 30 microns đối với màng sơn khô81 microns đối với màng sơn ướt

Sơn chịu nhiệt Jotun

Sơn chịu nhiệt 600 độ Jotun Solvalitt là loại sơn 1 thành phần khô lì, gốc Silicone Acrylic. Sơn có thể chịu nhiệt độ lên đến 600 độ C. Có thể làm lớp chống rỉ, lớp trung gian hoặc sản phẩm phủ hoàn thiện trong môi trường. 

Các chuyên gia khuyên nên sử dụng kết hợp với lớp sơn chống rỉ gốc kẽm vô cơ để có thể tăng khả năng chịu nhiệt. Ngoài ra, hệ sơn kết hợp này còn giúp bảo vệ chống ăn mòn trong thời gian dài. 

*
Sơn chịu nhiệt Jotun

Ưu điểm của sơn chịu nhiệt độ cao Jotun

Có khả năng chịu dung môi tốt
Chịu được nhiệt độ rất cao, bảo vệ tốt cho công trình đang thi công
Có thể chịu lực cơ học tốt
Độ bám dính bề mặt cao
Có rất nhiều loại sản phẩm đặc thù khác nhau. Do đó thích hợp với nhiều mục đích sử dụng của người dùng
Có nhiều quy cách đóng gói khối lượng khác nhau. Dễ dàng mua được lượng sản phẩm thích hợp để sử dụng.Giá sơn phù hợp với nhiều loại đối tượng khách hàng.

Phương pháp thi công sơn chịu nhiệt độ cao Jotun

Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt phải sạch, khô và không bám tạp chất.Điều kiện thi công: Nhiệt độ bề mặt tối thiểu phải cao hơn 30 độ C so với điểm sương của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường phải được đo tại khu vực xung quanh bề mặt. Biện pháp thi công:

Sơn phun: Sử dụng máy sơn áp lực cao hoặc máy sơn thông thường
Cọ: Chỉ sử dụng khi sơn dặm ở một số vị trí nhỏ. Khi sơn cần lưu ý để có thể đạt độ dày khô nhất định.Rulo: Có thể sử dụng ở những vị trí nhỏ nhưng không nên dùng để thi công lớp sơn chống rỉ thứ nhất.

Sơn chịu nhiệt Á Đông

Sơn chịu nhiệt Á Đông là dòng sơn chịu nhiệt gốc Silicone. Có khả khả năng chịu nhiệt lên đến 600 độ C và chịu được nhiệt độ tức thời lên đến 650 độ C. Tùy vào loại sơn bạn sử dụng.

Sơn chịu nhiệt độ cao Á Đông được sử dụng cho nhiều mục đích sử dụng trong công nghiệp và công trình có phát sinh nhiệt cao. Nó có khả năng chịu nhiệt rất tốt, đáp ứng được yêu cầu cho sản phẩm cần chịu nhiệt, chịu đựng được thời tiết.

*
Sơn chịu nhiệt Á Đông

Đặc tính của sơn chịu nhiệt Đông Á

Khả năng chịu nhiệt độ tốt, lên đến 650 độ CChịu đựng được những tác động của thời tiết.

Bảng báo giá sơn Á Đông

Loại sơnThể tíchGiá (VNĐ)
Metatherm 200-Undercoat & Finish

Sơn chịu nhiệt đến 250 độ C gốc silicone 

5L1,401,532
Metatherm 300-Undercoat & Finish

Sơn chịu nhiệt đến 350 độ C gốc silicone

5L1,711,105
Metatherm 600-Undercoat & Finish

Sơn chịu nhiệt đến 650 độ C gốc silicone

5L2,278,364

Sơn chịu nhiệt Rainbow

Sơn chịu nhiệt Rainbow Paint là hãng sơn cung cấp các dòng sơn chịu nhiệt hai thành phần gốc Epoxy và Silicon hữu cơ và vô cơ. Sơn có khả năng chịu nhiệt lên đến 600 độ C. Bao gồm nhiều màu sắc như Xám, bạc, trắng, đồng,…

Thông thường, sơn chịu nhiệt độ Rainbow được sử dụng trong các đường ống dẫn khí thải công nghiệp, khí nóng; lò nung, lò đốt hoặc hệ thống dây chuyền lọc điện, sấy công nghiệp hay cyclon lọc bụi,… Nhằm giúp cho đảm bảo độ bền cho thiết bị trong quá trình sử dụng theo thời gian, an toàn lao động.

*
Sơn chịu nhiệt Rainbow

Đặc tính sơn chịu nhiệt Rainbow

Chịu nhiệt khá tốt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C.Có khả năng bám dính trên các bề mặt khác tốt. Không bị bong tróc.Có thể dễ dàng phủ lên bề mặt khác chỉ với bước sơn lót và sơn phủ.Có khả năng chống Oxy hóa và chịu nước tốt.

Sơn chịu nhiệt Seamaster

Sơn chịu nhiệt Seamaster là lợi sơn nhôm được đặc chế theo cơ chế đặc biệt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C. Sơn được sản xuất dựa trên công nghệ của Singapore, đảm bảo chất lượng của sản phẩm đồng thời an toàn với người dùng. Ngoài ra, bảng màu sơn Seamaster cũng rất đa dạng và phù hợp với nhiều công trình khác nhau.

*
Sơn chịu nhiệt độ cao Seamaster

Ứng dụng của sơn chịu nhiệt độ cao Seamaster

Sử dụng cho các thiết bị máy móc phát sinh nhiệt độ trong dây chuyền nhà máy công nghiệp.Công trình lò hơi lò sấy, dây chuyền dẫn khí
Các máy móc, thiết bị có khả năng phát sinh nhiệt độ cao khi làm việc
Đường ống dẫn xăng dầu và dung môi
Chưng luyện, phân tách các thiết bị nồi hơi

Hướng dẫn thi công

Chuẩn bị bề mặt: Phải đảm bảo về mặt thi công sạch và khô hoàn toàn. Không có chứa các tạp chất hoặc rỉ sét. Đối với các bề mặt đã được sơn thì phải loại bỏ hoàn toàn các phần bong tróc của lớp sơn cũ.Thi công: Dùng cọ hoặc bình phun để sơn.Sơn sẽ khô từ 1 – 2 giờ và khô cứng hoàn toàn sau 12 giờ.

Sơn chịu nhiệt Samurai

Sơn chịu nhiệt Samurai (còn gọi là sơn Hi-Temp) loại sơn chịu nhiệt cho pô xe máy. Là loại sơn trang trí khô nhanh, có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C trong thời gian dài. Được sản xuất với thành phần nhựa Silicone giúp tăng khả năng chịu nhiệt của sơn. Làm cho các loại sơn không bị xỉn màu so với các loại sơn thông thường. 

*
Sơn xịt chịu nhiệt Hi-Temp

Hiện nay, sơn được bán trên thị trường với giá là: 120.000 VNĐ/chai/300ml.

Hướng dẫn cách sơn Hi-Temp

Bước 1: Chà nhám bề mặt thật sạch với giấy 600P. Sau đó rửa lại với nước sạch rồi phơi khô.Bước 2: Xịt 2 – 3 lớp mỏng sơn chịu nhiệt Samurai. Mỗi lớp cách nhau 30 phút.Bước 3: Phơi khô 6 tiếng rồi lắp vào xe.

Sơn phun chịu nhiệt ATM

Sơn chịu nhiệt ATM là dòng sơn được sản xuất nhằm có thể chịu được tác động của nhiệt độ cao trong những môi trường chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ. Đồng thời với nó, sơn còn có ưu điểm đáng kể trong việc làm lớp sơn trang trí.

Xem thêm: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Tiếng Anh Là Gì, Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tiếng Anh Là Gì

Sơn ATM có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C. Được dùng để sơn cho các đồ vật thường xuyên chịu nhiệt cao như: lốc máy, pô xe máy, ống xả khói, vỉ nướng,…

*
Sơn phun chịu nhiệt ATM

Cách sơn phun chịu nhiệt ATM

Làm sạch và khô bề mặt cần sơn.Lắc chai sơn ATM thật đều khoảng 3 phút trước khi sơn.Khi phun thì cần phải cách xa khoảng 25cm so với bề mặt sơn.Nên sơn thành các lớp sơn mỏng.Sau khi sử dụng thì úp ngược bình sơn và xịt nhẹ cho ra hết sơn còn đọng trong ống phun. Tránh để xì hết gas trong bình sơn, sau đó bảo quản sơn. Có thể sử dụng tiếp cho những lần sau.

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể chọn ra loại sơn chịu nhiệt độ cao tốt nhất cho riêng mình.