Những vết chai cứng nơi tay, chân do cầm bút, lái xe hay đi giày cao gót khiến đôi bàn tay, bàn chân của chị em mất đi vẻ đẹp mịn màng. Khắc phục tình trạng này với một vài biện pháp đơn giản sau đây.

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.

*

Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Chai thường xuất hiện ở tay, chân. Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động. Còn thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày.

Chai chân còn gặp ở những người có dị tật ở bàn chân: bàn chân khum, có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân hoặc do tính chất di truyền. Ngoài nguyên nhân do cọ xát, tiếp xúc nói trên, chai còn là hậu quả của một lần nhiễm khuẩn khiến cho chai có nhân ở giữa (nhân này có thể là dị vật như mảnh vụn của gỗ, cát... nhưng cũng có khi là tác nhân gây viêm). Nhân của chai có chứa huyết thanh và gây đau đớn cho bệnh nhân, đôi khi tới mức không chịu đựng nổi. Những bệnh nhân bị tiểu đường thường bị nhiễm khuẩn khi bị chai chân.

*

Chai chân có thể điều trị dứt điểm nếu tìm được chính xác nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, do dị vật thì chỉ cần loại bỏ được dị vật, điều trị dứt điểm nhiễm trùng, vết chai sẽ mất dần.

Nếu nguyên nhân chai chân là do giày dép thì nên đi giày chỉnh hình bằng mút để phân bố lại lực tì đè của bàn chân cho hợp lý. Không nên đi những đôi giày quá chật so với chân, mũi giày quá nhỏ, gót quá cao.

Nếu chai chân do dị tật bàn chân, khi được chỉnh hình, bệnh sẽ cải thiện đáng kể.

Loại bỏ chai tay, chân bằng những liệu pháp đơn giản sau:

*

- Ngâm tay, chân với nước muối ấm mỗi ngày 30 phút. Nước muối sẽ làm mềm vùng da bị chai. Làm đều đặn sau 1 tuần, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

- Ngâm tay, chân trong hỗn hợp nước hàn the và i-ốt từ 15 đến 20 phút. Hỗn hợp nước này có tác dụng làm mềm những vết chai sạn và các tế bào da chết sẽ tự động tróc ra khi bạn lau bằng khăn tắm.

- Dùng cùi hay nước ép của trái đu đủ để bôi lên vùng da sần, vùng bị chai trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều.

*

- Thoa đều chanh lên bàn tay hay chân trong khoảng từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện đều đặn trong 1 – 2 tuần thì lớp da chai sẽ được thay bằng một làn da mịn màng.

Sau khi thực hiện các liệu pháp này, thoa kem dưỡng chứa thành phần dầu vaselin hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó.

Chai là một vùng da bị hóa sừng tại tổ chức đệm, dễ xuất hiện ở lòng bàn tay thường do bút viết, lao động hay cầm nắm tay lái. Không chỉ khiến tay bị xấu đi, vết chai đôi khi còn bị nứt gây đau đớn. Chị em đừng lo vì có rất nhiều cách làm tay hết bị chai cứng.

Bạn đang xem: Làm sao để hết chai tay

1/ Dùng chanh tươi

Cắt lát hoặc dùng nửa miếng chanh tươi, chà xát lên vết chai tay từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng bằng nước mát. Làm liên tục hoặc cách ngày trong 1-2 tuần để lớp sừng được tẩy sạch và thay thế bằng lớp da mới mịn màng hơn.

Chanh tươi có tính acid nhẹ có khả năng tẩy đi lớp tế bào chết kể cả khi đã bị hóa sừng, sau đó vitamin C có trong chanh sẽ kích thích da tái tạo và trắng, khỏe trở lại. 

*

2/ Dùng muối pha nước ấm

Hòa muối vào một chậu nước ấm mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Vùng da bị chai sần sẽ được làm mềm và loại bỏ đi lớp tế bào chết cứng đầu. Chỉ cần thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, sau đó bạn sẽ thấy bất ngờ vì kết quả.

3/ Dùng baking soda

Không chỉ dùng trong làm bếp, trong các mẹo làm sạch mà chị em hay áp dụng, baking soda còn có khả năng xử lý vết chai tay rất hiệu quả. Có 2 cách mà bạn có thể tham khảo:

Trộn baking soda với nước chanh và một chút nước sạch được một hỗn hợp sệt rồi thoa lên vết chai. Dùng urgo để cố định vào tay rồi để qua đêm, sáng hôm sau chà rửa lại.Pha baking soda với nước rồi ngâm tay 15-20 phút, sau đó dùng bàn chải đánh răng cũ chà lên vết chai. Làm mỗi ngày sẽ nhanh chóng có kết quả.

*

4/ Dùng hàn the và i-ốt

Trộn nước hàn the với iot rồi ngâm tay từ 15 – 20 phút có tác dụng làm mềm đi những lớp tế bào chết hóa sừng và cả những vết chai sạn cứng đầu. Cách làm này bạn chỉ cần thực hiện 3 lần một tuần và dùng khăn tắm lau lại tay sẽ thấy vết chai sẽ tự động tróc ra và biến mất.

5/ Dùng đu đủ

Phần thịt hoặc cùi của đu đủ ép lấy nước rồi bôi lên các vùng da tay có vết chai, để nguyên trong vòng 15 phút sau đó massage khoảng 3-5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Da bị chai sẽ nhanh chóng được thay mới bằng lớp da mềm mại.

Xem thêm: Những điều thú vị tại công viên giải trí everland hàn quốc, bí kíp chinh phục everland

*

Những lưu ý khi xử lý da tay bị chai cứng

Không nên dùng vật sắc nhọn để cạo hay cắt đi lớp da chai, nên xử lý từ từ, bong từng lớp mỏng để da non bên dưới có thời gian tái tạo lại.Sau mỗi lần áp dụng các biện pháp loại bỏ chai tay, bạn nên dưỡng bằng vaseline hoặc thoa dầu dừa, dầu oliu để giữ ẩm và làm mềm da.Kiên trì thực hiện ít nhất 1 tuần sẽ có sự thay đổi rõ rệt, thế nên mới khoảng 1-2 ngày chưa thấy kết quả bạn cũng đừng nản nhé.

Bên cạnh đó, để tránh xuất hiện những vết chai cứng xấu xí trên đôi tay của mình, chị em hãy nhớ luôn có biện pháp bảo vệ và “cách ly” tay ra khỏi các yếu tố gây chai sần da. Bằng cách luôn đeo găng tay chuyên dụng bằng vải, da khi lái xe hay đeo găng tay cao su khi cầm nắm dụng cụ lao động, làm việc nhà