Hóa đơn bán lẻ đang được sử dụng phổ biến đối với các dịch vụ bán lẻ như siêu thị, shop quần áo, cửa hàng tạp hóa, quán ăn, ... Mặc dù không có giá trị về mặt pháp lý hay thuế nhưng có có một vai trò quan trọng đối với người bán và người mua. Vậy hóa đơn bán lẻ là gì? Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí hợp lý không? Bài viết dưới đây, i
HOADON sẽ giúp các bạn mọi người tìm hiểu vấn đề này.

Bạn đang xem: Hóa đơn bán lẻ tạp hóa

*

Hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí không?

1. Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hoá đơn bán lẻ là một loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi người đi mua hàng hoá, dịch vụ. Loại hóa đơn này không có nhiều giá trị pháp lý và không được cơ quan thuế quản lý. Các cá nhân, tổ chức có thể tự thiết kế và in ấn hóa đơn để thuận tiện cho việc sử dụng

Nội dung của hóa đơn bán lẻ

Hoá đơn bán lẻ bao gồm các nội dung:

Số hóa đơn
Ngày phát hành hóa đơn
Chi tiết về người mua
Chi tiết của người bán
Số lượng, trọng lượng
Đơn giá
Tổng cộng
Giảm giá (nếu có)Chữ ký của người bán 

2. Bán lẻ thì có cần hóa đơn hay không? Tại sao cần phải sử dụng hóa đơn bán lẻ

*

Bán lẻ thì có cần hóa đơn hay không?

Theo nội dung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC: trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần bán, nếu người mua không lấy hóa đơn hay không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ nội dung: “người mua không lấy hóa đơn” hay “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”

Trường hợp bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng thì người bán sẽ không cần phải lập hóa đơn cho từng lần nhưng cuối ngày phải lập một hóa đơn bán hàng điền đầy đủ số tiền đã bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày kèm theo Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ hoặc bảng tổng hợp dữ liệu hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ngày. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn sẽ ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Mặc dù không có nhiều giá trị về mặt pháp lý hay về thuế, nhưng hóa đơn bán lẻ cũng có vai trò quan trọng đối với người bán với người mua trong việc:

- Chứng minh được sự mua bán giữa 2 bên. Nếu 2 bên xảy ra tranh chấp thì hóa đơn bán lẻ sẽ là một bằng chứng quan trọng.

- Thể hiện nội dung việc mua bán diễn ra (theo tên hàng hóa, số lượng, thành tiền, ngày tháng,…)

3. Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán lẻ

Theo nội dung được quy định tại Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC:

Đối tượng chính được cấp hóa đơn bán lẻ bao gồm: những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.Đối với những trường hợp tổ chức không phải là DN hay hộ và cá nhân không kinh doanh mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.

4. Hóa đơn bán lẻ thì có được tính vào chi phí hợp lý không?

*

Hóa đơn bán lẻ thì có được tính vào chi phí hợp lý không?

Về việc hoá đơn bán lẻ có giá trị tính vào chi phí không? Điều này đã được quy định rõ tại khoản 1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC:

Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn thì được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC nhưng sẽ không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông sản, thủy sản, hải sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra

- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT 100 triệu đồng/năm (không bao gồm các trường hợp nêu trên)

Khi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có giá trị dưới 200.000 đồng, doanh nghiệp được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 

Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Như vậy, theo quy định này thì các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ theo quy định sẽ được tính vào chi phí hợp lý, không bắt buộc phải là hóa đơn đỏ. Với các hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200.000 đồng nếu được chứng minh là hợp lý sẽ vẫn được đưa vào việc tính chi phí.

Lưu ý: Mặc dù theo quy định thì hoá đơn bán lẻ vẫn được tính vào chi phí hợp lý nhưng nếu DN thường xuyên mua hàng hóa dịch vụ với số lượng nhiều và có giá trị lớn mà thường xuyên sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200.000 đồng thì sẽ rất dễ bị cơ quan thuế kiểm tra, trong một số trường hợp Cơ quan thuế sẽ không chấp nhận việc các khoản chi phí này được tính vào khoản giảm trừ hợp lý.

Hiện nay, hóa đơn bán lẻ đang được sử dụng phổ biến tại các cửa hàng, quán ăn, siêu thị... Để biết hóa đơn bán lẻ có được tính vào chi phí không sẽ phụ thuộc vào việc chứng minh tính hợp lý của hoá đơn đó. Kế toán có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh tập hợp đầy đủ các thông tin, số liệu, hóa đơn chứng từ đầy đủ để đưa hoá đơn vào chi phí hợp lý.

 

Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử i
HOADON TẠI ĐÂY

*

✅ i
HOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử

✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

*

*
Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC


Các cửa hàng tạp hóa được xem là loại hình kinh doanh khá phổ biến ở Việt Nam. Để minh bạch trong quá trình mua bán cũng như thuận tiện cho việc đối chiếu sau này, các chủ cửa hàng đã sử dụng hóa đơn bán lẻ tạp hóa. Vậy hóa đơn bán lẻ tạp hóa là gì? Có dễ sử dụng không? Làm thế nào để có được hóa đơn bán lẻ tạp hóa? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Hóa đơn bán lẻ tạp hóa là gì?

Hóa đơn bán lẻ tạp hóa được hiểu như là một công cụ kinh doanh do người bán tạo ra nhằm tổng kết lại các chi tiêu của người mua. Sở dĩ nói rằng đây là công cụ do người bán tạo ra vì các chủ cửa hàng có thể tự thiết kế mẫu hóa đơn bán lẻ tạp hóa cho cửa hàng của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể dễ dàng tìm kiếm các mẫu hóa đơn bán lẻ tạp hóa trên khắp các nhà sách trải dài khắp Việt Nam.

*

2. Các mẫu hóa đơn bán lẻ tạp hóa 

2.1 Mẫu hóa đơn bán lẻ 1 liên

Như tên gọi của mình, đây là loại hóa đơn bán lẻ chỉ gồm 1 liên, được người bán trao cho người mua để khách hàng của họ có thể nắm được danh sách các mặt hàng mình đã mua cũng như số lượng và đơn giá của từng loại sản phẩm. Việc rõ ràng, minh bạch trong vấn đề này sẽ giúp khách hàng có thêm niềm tin về sự uy tín của cá nhân, doanh nghiệp.

Mẫu hóa đơn bán lẻ 1 liên thường được in thành quyển, có nếp xé để thuận tiện cho việc đưa cho khách hàng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của cửa hàng, quán ăn, chủ quán có thể lựa chọn khổ in giấy khác nhau, miễn rằng phù hợp với mong muốn của mình.

2.2 Mẫu hóa đơn bán lẻ 2 liên

Đây là mẫu hóa đơn bán lẻ gồm có 2 liên được in 2 màu khác nhau đính kèm vào nhau, được sản xuất bằng giấy in kim hoặc giấy than. Bằng vào công dụng đặc biệt của các loại giấy này, khi viết vào liên 1, nội dung sẽ được sao kê sang liên 2 mà không cần phải viết nhiều lần, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình sử dụng.

Trong 2 liên, liên 1 sẽ được đưa cho khách hàng, còn liên 2 sẽ phục vụ cho công tác lưu trữ, đối chiếu với việc xuất hàng hóa. Đây là mẫu hóa đơn thường được sử dụng tại các doanh nghiệp, cửa hàng lớn có chế độ bảo hành, đổi trả sản phẩm rõ ràng. Chính vì vậy, họ cần giữ lại liên 2 để thuận tiện cho quá trình đối chiếu có thể phát sinh trong tương lai. Hóa đơn sẽ được đánh số, trong đó số trên liên 1 và liên 2 là giống nhau, đảm bảo việc đối chiếu thông tin diễn ra thuận lợi nhất có thể.

2.3 Mẫu hóa đơn bán lẻ 3 liên

Giống với mẫu hóa đơn bán lẻ 2 liên, mẫu hóa đơn bán lẻ 3 liên sẽ có liên 2, liên 3 là bản sao của liên 1. Các cá nhân, doanh nghiệp sẽ sử dụng mẫu hóa đơn này nếu phát sinh thêm bên thứ 3 là trung gian trong các giao dịch mua bán của mình. Bên thứ 3 ở đây có thể là các công ty vận chuyển, bán hàng qua mạng,.. Khi đó, chủ cửa hàng cần thêm 1 liên nữa để xuất cho bên thứ 3 này.

3. Mục đích sử dụng hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Vì là loại hóa đơn người bán xuất cho người mua sau khi mua sắm, hóa đơn bán lẻ tạp hóa sẽ giúp chứng minh sự mua bán giữa hai bên. Nếu phát sinh mâu thuẫn, đây chính là bằng chứng đáng giá khẳng định chắc chắn rằng giữa cô A và chủ cửa hàng B đã diễn ra hoạt động mua bán.

Ngoài ra, đây cũng là một công cụ hữu hiệu giúp quản lý sự thất thoát sản phẩm vì nhiều lý do: sai sót trong quá trình thanh toán, thất lạc sản phẩm trong quá trình trưng bày hàng hóa,...

Trong quá trình kinh doanh tạp hóa với khách lẻ, sẽ có những khách yêu cầu hóa đơn, có khách thì không. Tuy nhiên, các chủ cửa hàng cần nắm rõ quy định về cách thức này nhằm tránh phát sinh những hành vi trái pháp luật không đáng có.

Theo đó, theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Vì vậy, với những hóa đơn trên 200.000 đồng, người bán cần xuất hóa đơn bán lẻ tạp hóa không chỉ để tạo sự chuyên nghiệp khi mua bán mà còn giúp tuân thủ đúng pháp luật. Thêm vào đó, đây cũng là kinh nghiệm kinh doanh hàng tạp hóa một vốn bốn lời mà chủ tiệm không thể bỏ qua.

4. Hóa đơn bán lẻ hợp lệ là như thế nào?

4.1 Về đối tượng sử dụng hóa đơn bán lẻ

4.2 Về thiết kế của hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Hóa đơn viết không được có dết vết sửa chữa, tẩy xóa.Trong quá trình in, hóa đơn phải được in bằng cùng một màu mực và sử dụng loại mực không phai để đáp ứng mục đích lưu trữ lâu dài.

4.3 Về thời gian lập hóa đơn

Chủ cửa hàng tạp hóa phải lập hóa đơn bán lẻ tạp hóa ngay tại thời gian phát sinh giao dịch mua bán giữa người mua và người bán, không được viết sớm hơn hay muộn hơn.

4.4 Về nội dung trên hóa đơn bán lẻ tạp hóa

Nội dung trên hóa đơn bán lẻ tạp hóa phải bao gồm những thông tin sau:

Số hóa đơn
Ngày phát hành hóa đơn
Thông tin chi tiết về người mua
Thông tin chi tiết về người bán
Số lượng, lượng sản phẩm
Đơn giá
Tổng cộng
Giảm giá (nếu có)Chữ ký của người bán hoặc đại lý ủy quyền của mình.

Xem thêm: Bọc Răng Sứ Cả Hàm Giá Bao Nhiêu ? Bọc Răng Sứ Nguyên Hàm Giá Bao Nhiêu

Trên đây là tất tần tật những thông tin về hóa đơn bán lẻ hàng hóa. Mặc dù không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế, hóa đơn bán lẻ tạp hóa cũng giữ vai trò nhất định trong giao dịch mua bán giữa người bán và người mua. Nếu quý đọc giả muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.3330 để đội ngũ chuyên viên của ACC có thể hỗ trợ các bạn hết mình. Ngoài ra, nếu có ý kiến đóng góp về bài viết, hãy phản hồi cho chúng tôi để ACC có thể cải thiện chất lượng ngày càng tốt hơn.