Chụp lại hình ảnh,

Lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng, ông Penpa Tsering cho rằng những hành động của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị diễn giải sai lệch


Nhà lãnh đạo Tây Tạng đã lên tiếng bảo vệ Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi một video cho thấy lãnh đạo tinh thần đã yêu cầu một bé trai liếm lưỡi của Ngài.

Bạn đang xem: Đức đạt lai lạt ma đến việt nam


Ông Penpa Tsering, người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng, cho rằng những hành động của nhà lãnh đạo tinh thần là "vô tư" và cho biết đã thể hiện "thái độ yêu thương" của Ngài.


Video này đã gây giận dữ khi lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, nhiều người xem hành động này là không phù hợp.


Vào ngày thứ Năm 12/04, ông Tsering cũng nói những hành động của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị diễn giải một cách sai lệch và tranh cãi đã khiến những tín đồ của Ngài bị tổn thương.


Ông Tsering cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn sống trong "sự thánh thiện và ly dục" và những năm tháng tu tập đã khiến ngài "vượt khỏi những khoái lạc trần tục".


Ông Tsering cũng cho rằng các cuộc điều tra cho thấy "những lực lượng thân Trung Quốc" đã đứng đằng sau video lan truyền rộng khắp trên mạng xã hội. Ông không đưa bằng chứng về tuyên bố này. Nhà lãnh đạo chính phủ Tây Tạng cho biết "những góc cạnh chính trị của vụ việc này không thể bị bỏ qua."


Mặc dù hình ảnh từ video dường như đã diễn ra trong đền thờ của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamshala vào ngày 28/02, video gây tranh cãi này lại lan truyền trên mạng xã hội hồi đầu tháng này. Video thu hút đến cả triệu lượt xem trên Twitter.


Trong video, có thể nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu một bé trai hôn vào má và sau đó là môi của Ngài sau khi cậu bé hỏi nếu có thể ôm Ngài được không.


Lãnh đạo tinh thần sau đó đặt trán của mình vào trán của bé trai, trước khi đưa lưỡi ra, và nói "hãy liếm lưỡi của ta".


Video này đã gây một làn sóng chỉ trích quốc tế khi một số nhà hoạt động nói rằng hành động của vị lãnh đạo tinh thần là xâm hại trẻ em.


Trong một tuyên bố, văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài muốn xin lỗi cậu bé và gia đình vì "những tổn thương mà ngôn từ của Ngài có thể đã gây ra".


"Ngài thường trêu chọc người khác mà Ngài gặp một cách vô tư và hài hước, thậm chí công khai trước ống kính. Ngài hối tiếc về vụ việc," tuyên bố nêu.


Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ khi rời khỏi Tây Tạng vào năm 1959, theo sau một cuộc khởi nghĩa bất thành chống lại quân đội Trung Quốc tại đây.


Ngài cũng từng gây tranh cãi một lần trước đó vào năm 2019, khi trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC, Ngài nói bất kỳ nữ Đạt Lai Lạt Ma nào trong tương lai thì phải nên "hấp dẫn".


*

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Đạt Lai Lạt Ma là người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng và theo truyền thống là người cai quản Tây Tạng, cho đến khi chính phủ Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vào năm 1959. Trước năm 1959, nơi ở chính thức của Ngài là Điện Potala ở Lhasa, thủ phủ Tây Tạng.


Theo đức tin của Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là một hóa thân của một vị lạt ma trong quá khứ, người đã quyết định tái sinh một lần nữa để tiếp tục công việc quan trọng của mình.


Sau khi một Đạt Lai Lạt Ma qua đời, theo truyền thống, các vị Cao tăng Lạt Ma Phái Gelugpa và chính quyền Tây Tạng sẽ đi tìm người mà Ngài hóa thân vào.


Các Cao tăng Lạt Ma sẽ đi tìm kiếm một cậu bé được sinh ra vào khoảng cùng thời điểm qua đời của Đạt Lai Lạt Ma.


Có thể mất khoảng hai hoặc ba năm để tìm đúng được Đạt Lai Lạt Ma, và người ta đã phải mất bốn năm mới tìm thấy vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay.


Bodhgaya (Ấn Độ) không chỉ có Thánh địa nổi tiếng của Phật Giáo, mà còn là nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV chọn là nơi tổ chức kỳ Pháp hội lớn nhất hàng năm với hàng chục ngàn người đến từ 69 quốc gia trên thế giới


Năm nào cũng vậy, để khởi đầu một năm mới, tôi cùng nhóm bạn đến Bồ Đề Đạo Tràng. Hoạt động này được tổ chức thường niên với trưởng nhóm là chị Claire Huỳnh Hồng Hải.
Năm nay, Việt Nam với hơn 300 người tham dự, nhiều thành phần nhưng chủ yếu là doanh nhân, tri thức trẻ và nhiều người nổi tiếng… Khác với mọi năm, năm nay Pháp hội có sự xuất hiện của khá nhiều trẻ em, từ các vị hóa thân còn nhỏ tuổi đến những đứa trẻ được bố mẹ bế trên tay mang đến Pháp hội hay khi ngồi vắt vẻo hồn nhiên trên đôi vai của bố hoặc thậm chí ngồi trên xe đẩy…
Cốt tủy của chuỗi các ngày Pháp hội, ngoài các hướng dẫn làm sao để các bậc thầy cùng tăng chúng phát triển ánh sáng của trí tuệ, Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV đúc kết trong một thông điệp quen thuộc: “Bồ đề Tâm là phương tiện tối thượng, là phương thuốc đối trị cho những cảm xúc phiền não. Nó là một loại thuốc để giúp cho chính bản thân mình và những người xung quanh. Chúng ta phải rèn luyện tâm thức để phát triển những phẩm hạnh của lòng từ bi để làm cho tâm bớt cứng nhắc và uyển chuyển hơn trong cuộc sống”.
*

Áo dài Việt Nam trên đất Ấn Độ những ngày Pháp hội
Hoàng Thắng
*

Hàng chục ngàn người đến từ 69 quốc gia trên thế giới đổ về bang Bihar dự Pháp hội hành năm do Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV tổ chức Hoàng Thắng
*

Một vị hóa thân tái sinh nhỏ tuổi với thần thái mạnh mẽ vốn là hóa thân tái sinh của Trulshik Rinpoche thuộc dòng truyền thừa cổ Mật. Hoàng Thắng
Ngoài các chương trình thuyết Pháp, trao truyền các ấn chứng của Pháp tu cao cấp của Kim Cương thừa, trong dịp này thính chúng còn được chứng kiến một tập tục tâm linh thần bí của Tây Tạng là có sự xuất hiện của các bậc tiên tri, hộ pháp quan trọng của người Tây Tạng như như Thần Nechung và nhà tiên tri Nyenchen
Thangla đã xuất hiện tạo nên một trong không khí đầy thần lực.


Sự hiện diện của các nhà tiên tri vào dịp khởi đầu một năm mới ngoài việc chúc mừng trường thọ Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV, còn nhằm đưa ra lời tiên đoán cho một năm mới sắp đến. Tập tục này tồn tại trong cộng đồng người Tạng, chủ yếu là người Tạng ở U-tsang tức vùng Lhasa và Shigatse phụ cận.
Trong 3 vị tiên tri, vai trò chính là vị tiên tri Nechung, vốn là vị thần bảo hộ cho người Tạng (người Tạng có hẳn tu viện riêng thờ vị này). Ngoài ra các vị tiên tri khác giữ vai trò như sứ giả tức là người dẫn dắt, kết nối, cũng sinh hoạt tại tu viện riêng. Thông thường sẽ là 1 nam, 1 nữ. Đời thường, họ là các tu sĩ nam và nữ, thường được gọi bằng những danh hiệu tôn kính riêng. Nechung Kuten rất thân thiện, gần gũi, tiếng Anh rất thông thạo. Khi nhập thần thì các vị đều phải bận trang phục riêng đặc thù của từng vị, cầu kỳ và di chuyển chậm rãi.

Hai bố con nước ngoài hân hoan trên đường đến Pháp hội
Hoàng Thắng
*

Nhiều gia đình dẫn con đến Pháp hội cho khởi đầu một năm mới an lành
Hoàng Thắng
Tập tục đặc trưng này trở thành hoạt động thường niên kể từ khoảng thế kỉ 17 ở Tây Tạng. Trên thực tế, tập tục này không liên quan đến pháp hội, các vị tiên tri không giữ vai trò gì trong pháp hội mà sự hiện diện của họ trong pháp hội còn mang ý nghĩa là giới thiệu đến cộng đồng thế giới về những giá trị tâm linh của nền văn hóa Tạng truyền thống.

Xem thêm: Mới giận nhau 3 ngày người yêu đã nhắn tin đòi chia tay, đài phát thanh


Ngày cuối cùng của Pháp hội, Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV đã dành thời gian để gặp gỡ và chụp hình lưu niệm cùng đoàn VN.
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV vẫy tay chào hàng đông đảo tu sĩ và Phật tửHoàng Thắng
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV phát biểu trước nghi lễ cầu trường thọLobsang Tsering
Quang cảnh rợp màu áo đỏ của các vị thầy, tu sĩHoàng Thắng
Thống đốc bang Bihar - Nitish Kumar cũng đến thăm viếng Tháp đại giác, Bồ đề đạo tràng trong thời gian diễn ra Pháp hội
Hoàng Thắng
Lòng kính ngưỡng của người Tây Tạng khi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma Hoàng Thắng
Thần Nechung, một trong những vị thần Bảo hộ của người Tạng cũng hiện diện tại Pháp hội Hoàng Thắng
Nhà tiên tri của Tsering Ché-nga trong trạng thái nhập thần, với bận trang phục riêng đặc thù chậm rãi tiến lên Pháp tọa kính lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma XIVHoàng Thắng
Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV chụp hình lưu niệm cùng đoàn VN Hoàng Thắng

Vì sao 'mùi của mẹ' luôn thơm nhất?

Ai có mẹ đều ghiền mùi của mẹ lúc nhỏ, nhớ da diết khi lớn lên. Mùi của mẹ có gì đặc biệt mà khiến cả đời ta nhớ nhung thấm đẫm? Phải chăng mùi nước hoa mẹ hay dùng hay mùi mồ hôi đặc quyện của mẹ?