Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 năm 2023 có đáp án và bảng ma trận kèm theo. Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt này sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức các dạng bài tập ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đây là tài liệu chuẩn các mức độ đề thi giúp các thầy cô khi ra đề thi học kì 2 lớp 4 cho các em học sinh. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối kì 2.

Bạn đang xem: Just a moment


Bộ đề thi Tiếng Việt cuối kì 2 lớp 4 năm 2022 - 2023

I. 04 Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2023II. 03 Đề thi cuối kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt Tải nhiều

07 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 dưới đây có đáp án chi tiết cho từng đề thi. Mỗi đề thi bám sát chương trình học trên lớp. Các bậc phụ huynh tải về, in lại cho các con ôn luyện để chuẩn bị cho các bài thi học kì 2 lớp 4 đạt kết quả cao.

I. 04 Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2023

1.1 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 Đề 1

A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Đường đi Sa Pa (Trang 102 - TV4/ Tập 2)

2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 - TV4/ Tập 2)

3. Dòng sông mặc áo (Trang 118 - TV4/ Tập 2)

4. Ăng-co Vát (Trang 123 - TV4/ Tập 2)

5. Con chuồn chuồn nước (Trang 127 - TV4/ Tập 2)

6. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) (Trang 143 - TV4/ Tập 2)

7. Con chim chiền chiện (Trang 148 - TV4/ Tập 2)

8. Ăn “mầm đá” (Trang 157 - TV4/ Tập 2)


II/ Đọc hiểu (6 điểm)


CÂY ÂM NHẠC

Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.

Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.

Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.

Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....

(Theo Băng Sơn)


Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào? (0.5 điểm)

A. Mây trắng

B. Nắng hè

C. Cây sấu

D. Cây cầu

2. Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”? (0.5 điểm)

A. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm

B. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh

C. Vì đầu mùa hè cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng.

D. Vì đầu mùa hè, trời xanh một sắc xanh rất lạ kì.

3. Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”? (0.5 điểm)


A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

B. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm.

C. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá

D. Vì sang thu, có những chú chim mang bộ lông màu vàng sẫm tới đậu trên cây

4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu? (0.5 điểm)

A. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè.

B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

C. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuôn nhạc.

D. Vì nhạc sĩ ve sầu là người bạn thân thiết của cây sấu âm nhạc.

5. Em hãy dựa vào nội dung bài học để hoàn thiện thiện phần ghép nối sau? (0.5 điểm)

1. Mỗi quả sấu

a. là những nhạc sĩ tài ba.

2. Những chú ve sầu

b. là một khoá son khổng lồ.

3. Tán lá tròn

c. là một nốt nhạc rung rinh trong gió.

6. Vì sao tác giả lại gọi cây sấu là cây âm nhạc? (0.5 điểm)

A. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay.

B. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay.

C. Vì những chú ve sầu râm ran trên sâu sấu như đang tấu lên bản hoà ca bất tận.

D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. Trạng ngữ trong câu “Nhà ảo thuật đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu? (0.5 điểm)

A. Nguyên nhân

B. Phương tiện

C. Nơi chốn

D. Mục đích

8. Những câu cảm thán sau bộc lộ cảm xúc gì? (0.5 điểm)

1. Ôi, bạn Nam đến kìa!

a. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

2. Ồ, bạn Nam thông minh quá!

b. bộc lộ cảm xúc thán phục.

3. Trời, thật là kinh khủng!

c. bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.


9. Trong tình huống em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm đề chờ bố mẹ về em sẽ sử dụng câu khiến nào cho phù hợp? (1 điểm)

10. Điền các từ nhờ, hoặc tại vì vào chỗ trống? (1.0 điểm)

a. ….. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. …. bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. …… mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả con vật mà em bất chợt gặp trên đường

Đáp án:

A. KIỂM TRA ĐỌC

I/ Đọc thành tiếng

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu

1. (0.5 điểm) C. Cây sấu

2. (0.5 điểm) B. Vì mùa hè, quả sấu - những nốt nhạc - còn xanh

3. (0.5 điểm) A. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm

4. (0.5 điểm) B. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình.

5. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - a, 3 - b

6. (0.5 điểm) D. Vì hình dáng của tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc.

7. (0.5 điểm) B. Phương tiện


- Xác định các thành phần trong câu:

Nhà ảo thuật / đã tạo ra những chi tiết thật đặc sắc chỉ với một chiếc khăn bình dị.

CN VN TN

Trạng ngữ “chỉ với một chiếc khăn bình dị” là trạng ngữ chỉ phương tiện.

8. (0.5 điểm) 1 - c, 2 - b, 3 - a

9. (1 điểm)

Em có thể đặt những câu thể hiện sự lịch sự, lễ phép. Chú ý cuối câu có dấu chấm than:

- Bác ơi, cháu không có chìa khóa nên chưa vào nhà được, bác cho cháu ngồi nhờ ở nhà bác một lát nhé!

- Bác ơi, bố mẹ cháu chưa đi làm về, bác cho cháu ngồi nhờ một lát nhé!

10. (1 điểm)

a. học giỏi, Nam được cô giáo khen.

b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c. Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

A. Mở bài (0.75 điểm)

- Giới thiệu chung về con vật

- Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào

B. Thân bài (2.5 điểm)

a. Tả bao quát

- Hình dáng vật như thế nào?

- Bộ lông vật ra sao?

b. Tả chi tiết

Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động

Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….

c. Tả hoạt động

Thói quen ăn uống và đi lại của con vật

C. Kết bài (0.75 điểm)

Cảm nghĩ của em về con vật đó

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài văn tham khảo

Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.

Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe "“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.

Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”.


Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.

1.2 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 Đề 2

A. Phần đọc

I. Đọc hiểu và trả lời câu hỏi


Sáng nay chim sẻ nói gì?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi. ”

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim Sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.

(Theo Báo Nhi đồng số 8/2009)


Đọc thầm bài “Sáng nay chim sẻ nói gì”, chọn đáp án đúng (A, B, C, D) ghi ra giấy hoặc trả lời ngắn.

Câu 1 (0,5 đ). Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao?

A. Viên đá quý rất đắt tiền.

B. Một vật giúp bé Na học giỏi.

C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

D. Một vật là đồ cổ có giá trị.

Câu 2 (0,5 đ). Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?

A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim.

B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử.

C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa.

D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm.

Câu 3 (0,5 đ). Chim Sẻ đã nói gì với bé Na?

A. Chị ơi, em đói lắm!

B. Em là Chim sẻ nè. Em đói…

C. Ôi, em cám ơn chị!

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4 (0,5 đ). Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là:

A. Đi chơi xa để ngắm cảnh thiên nhiên đẹp.

B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng.

C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ.

D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi.

Câu 5 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ thích thú trong câu: “Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.” là:

A. yêu quý

B. thoải mái

C. thích chí

D. vui vui

Câu 6 (0,5 đ). Trạng ngữ trong câu “Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười.” chỉ gì?

A. Chỉ nơi chốn.

B. Chỉ thời gian

C. Chỉ nguyên nhân.

D. Chỉ mục đích.

Câu 7 (0,5 đ). Các từ láy có trong đoạn văn “Bé Na nhìn sững …………. cúi xuống mổ dồn dập.” là:

A. mỏ nhỏ, mấp máy, thích thú.

B. mấp máy, thích thú, cảm ơn.

C. mỏ nhỏ, mấp máy, thích thú, dồn dập.

D. mấp máy, thích thú, dồn dập.

Câu 8 (0,5 đ). Trong bài, dấu hai chấm có tác dụng gì?

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là các ý liệt kê.

D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 9 (1 đ). Viết lại 1 câu hỏi, 1 câu cảm có trong bài.

- Câu hỏi: …………………………………………….………………….………

- Câu cảm: …………………………………………….…………………………

Câu 10 (1 đ). Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau.

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

Câu 11 (1 đ). Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi.” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì?

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm): Nghe viết - 15 phút

Chiều ngoại ô

Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút.

HS lựa chọn 1 trong các đề sau:

Đề 1: Tuổi thơ của ai cũng gắn bó với những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hãy tả một con vật đã gắn bó với em.

Để 2. Em rất thích xem chương trình “Thế giới động vật” trên ti vi. Em hãy tả lại một con vật em nhìn thấy trong chương trình đó.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

A. Phần đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

1. Nội dung, hình thức kiểm tra

- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập

- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở HK2, sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung bài học do giáo viên nêu.

- Hình thức: Giáo viên cho học sinh lựa chọn số trên power point.

Lưu ý: Tránh trường hợp 2 học sinh kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau.

2. Cách đánh giá

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cum từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm

+ Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,5 điểm

+ Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

C

0,5

2

B

0,5

3

D

0,5

4

B

0,5

5

C

0,5

6

B

0,5

7

D

0,5

8

B

0,5

9

HS viết đúng câu hỏi

HS viết đúng câu cảm

- Câu hỏi: Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Câu cảm: Ôi, em cám ơn chị!

0,5

0,5

10

TN: Đêm nọ, trong giấc mơ,

CN: bé Na

VN: được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

0,5

0,25

0,25

11

Con người phải yêu quý thiên thiên, biết bảo vệ môi trường thì vạn vật trên trái đất sẽ được hạnh phúc.

1

B. Phần viết

I. Chính tả (2 điểm) – 15 phút.

- Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm)

- Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm)

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0,25 điểm)

- Viết đúng chính tả (không quá 5 lỗi) (1 điểm)

II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút.

* Mở bài: Giới thiệu được con vật định tả (mở bài gián tiếp) (1 điểm)

* Thân bài: (4 điểm)

- Nội dung: (1,5 điểm)

+ Tả hình dáng đặc trưng của con vật đó (0.5 điểm).

+ Tả hoạt động phù hợp của con vật đó (0.5 điểm).

+ Nêu được ích lợi con vật định tả. (0,5 điểm).

- Kĩ năng (1,5 điểm)

+ Có khả năng lập ý, sắp xếp ý phù hợp (0,5 điểm)

+ Có kĩ năng dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

+ Có kĩ năng liên kết câu chặt chẽ (0,5 điểm)

- Cảm xúc (1 điểm)

+ Thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ con vật định tả,… (0,5 điểm)

+ Lời văn chân thành, có cảm xúc (0,5 điểm)

* Kết bài: Kết bài phù hợp thể hiện được tình cảm của mình về con vật định tả (1 điểm)

* Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. (0.5 điểm).

* Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0.5 điểm).

* Bài viết có sự sáng tạo (1 điểm).

Bài tham khảo 1: Tả con vật gần gũi với em

Vậy là những ngày quay trở lại trường học đã bắt đầu sau bao ngày mong đợi của em. Hôm nay, sau một ngày học tập vất vả ở trường khi vừa bước vào trước cửa nhà em đã nghe thấy tiếng “Meo. A, cô chủ đã về! Xin chào cô chủ!”. Oa, ai vậy nhỉ? À, thì ra tiểu thư mèo Kitty dễ thương đang chạy ra đón em đi học về đây mà. Em liền chạy đến vuốt ve Kitty, mọi mệt mỏi trong ngày của em như tan biến hết.

Chà! Kitty có bộ lông mới đẹp làm sao! Đó là một màu trắng tinh khiết như bông tuyết đầu mùa. Đầu nó tròn như quả bóng sờ vào rất thích, trên đỉnh đầu mọc ngay ngắn hai cái tai hình tam giác xinh xinh. Hai con mắt to tròn, xanh biếc, trong trẻo như nước biển. cái mũi hồng xinh xắn, ướt nhẹp. Bốn chân Kitty dài và thon thả. Mỗi bước đi đều nhẹ nhàng, lanh lẹ như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thật thướt tha, duyên dáng.

Kitty là một con mèo điệu đà. Buổi sáng mèo ta thường nằm ườn ở hiên nhà sưởi nắng, xế trưa, mèo đi đi lại lại trong nhà. Kitty ngó nghiêng lên tường nhà như chuẩn bị bắt thạch sùng. Thạch sùng chỉ là món để mèo nghịch chơi. Chuột mới chính là món mèo thích. Chiều tối, Kitty ngồi như bất động ở góc nhà, bốn chân thu lại, đuôi cong áp sát mặt đất. Mắt Kitty lúc này sáng quắc, chăm chú nhìn vào góc nhà. Nếu có chú chuột nào mèo ta phóng đến nhanh. Thoắt cái đã nghe một tiếng “chít” vang lên gọn lỏn. Mèo ta ngoạm chú chuột xấu số ra sân sau. Mèo vờn chuột, đùa giỡn chán rồi mới ăn. Nhờ có Kitty, nhà em không thấy bóng chuột nào.Kitty khá tinh khôn nên em rất yêu quý nó. Ngày nào khi em đi học về, Kitty đều chạy đến, kêu một tiếng “meo” mừng rỡ rồi cạ thân mình, nép vào chân em. Em cúi xuống vuốt đầu chàng mèo. Mèo ta rất bằng lòng, mắt lim dim mắt trông vừa dễ thương, vừa buồn cười.

Kitty bắt chuột giỏi nên được mọi người khen ngợi và thường gọi đùa chàng là “Dũng sĩ diệt chuột”. Em rất yêu Kitty và thường đùa giỡn với nó. Thế nên, ngoài những lúc làm “Dũng sĩ diệt chuột” Kitty là một người bạn thân của em, biết nhõng nhẽo, làm dáng và đón em ở cửa nhà sau mỗi buổi học về. Kitty thật đáng yêu!

Bài tham khảo 2:

Nhà em thường nuôi một vài loài động vật trong nhà với những công dụng khác nhau. Ví dụ như chó giữ nhà, mèo bắt chuột, cá cảnh dọn sạch loăng quăng. Nhưng có một động vật em xin mẹ nuôi vì yêu thích, đó là một chú sóc nâu.

Chú sóc này được em mua về từ một cửa hàng thú nuôi, đã được gần 2 tháng tuổi. Người chú lớn bằng nắm tay em với chiếc đuôi bông xù uốn cong đỏm dáng. Toàn thân chú phủ một chiếc áo lông màu nâu hạt dẻ mềm mượt như nhung. Trên đầu kéo xuống lưng chú còn có hai đường sọc đen như hai chiếc khóa áo. Đầu sóc chỉ nhỏ như quả chanh, hơi giống hình tam giác. Hai mắt như hai hạt cườm nhỏ đen láy linh động quan sát. Đôi tai bé xíu nhòn nhọn lúc nào cũng dựng lên nghe ngóng.

Được nuôi trong lồng nên chú sóc sinh ra lười biếng, tuy nhiên khi ham chơi chú vẫn không bỏ đi tính hiếu động của mình. Đôi chân nhỏ thoắn thoắt nhảy nhót leo trèo trên nhánh cây giả, cặp đùi sau chắc nịch làm chúng chạy rất nhanh. Sóc rất thích ăn hoa quả, đặc biệt là hạt dẻ. Bình thường em cho chú ăn đu đủ hoặc táo, những chiếc răng nhỏ cắn một loáng đã hết sạch cả lõi. Sóc là động vật hiền lành và còn rất nhút nhát nữa. Mỗi lần đánh động mạnh một cái là chú nằm im giả chết.

Em rất yêu quý chú sóc này. Em sẽ chăm sóc cẩn thận để chú mau lớn hơn nữa, sau này sẽ sinh ra một bầy sóc con đáng yêu. Nhờ có chú, em biết cách quan tâm và chăm sóc các loài động vật hơn rất nhiều.

1.3 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 2 Đề 3

A. Phần đọc

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Thời gian: 1 phút

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

Lớp 1

Tài liệu Giáo viên

Lớp 2

Lớp 2 - Kết nối tri thức

Lớp 2 - Chân trời sáng tạo

Lớp 2 - Cánh diều

Tài liệu Giáo viên

Lớp 3

Lớp 3 - Kết nối tri thức

Lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Lớp 3 - Cánh diều

Tài liệu Giáo viên

Tài liệu Giáo viên

Lớp 4

Lớp 4 - Kết nối tri thức

Lớp 4 - Chân trời sáng tạo

Lớp 4 - Cánh diều

Tiếng Anh lớp 4

Tài liệu Giáo viên

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 6

Lớp 6 - Kết nối tri thức

Lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lớp 6 - Cánh diều

Tiếng Anh

Tài liệu Giáo viên

Lớp 7

Lớp 7 - Kết nối tri thức

Lớp 7 - Chân trời sáng tạo

Lớp 7 - Cánh diều

Tiếng Anh

Tài liệu Giáo viên

Lớp 8

Lớp 8 - Kết nối tri thức

Lớp 8 - Chân trời sáng tạo

Lớp 8 - Cánh diều

Tiếng Anh

Tài liệu Giáo viên

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 10

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Lớp 10 - Cánh diều

Tiếng Anh

Tài liệu Giáo viên

Lớp 11

Lớp 11 - Kết nối tri thức

Lớp 11 - Chân trời sáng tạo

Lớp 11 - Cánh diều

Tiếng Anh

Tài liệu Giáo viên

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Giáo viên

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12


*

Đề thi Tiếng Việt 4Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt 4Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt 4Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt 4Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 4
200 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 (có đáp án) | Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1, Học kì 2
Trang trước
Trang sau

Bộ 200 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 mới nhất, chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi môn Tiếng Việt lớp 4.


200 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 (có đáp án)

Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTTXem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTSTXem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CD

Chỉ từ 130k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:


Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cuối học kì 1

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 2

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cuối Học kì 2

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Top 35 Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

Bài tập hàng ngày lớp 4

Ôn hè lớp 4 lên lớp 5

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng (3 điểm).

- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).

II . Đọc hiểu: (7 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

- Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?


A.Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B.Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C.Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?

A.Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp

B.Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm

C.Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.

Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?

A.Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp

B.Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú

C.Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh

Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?

A.Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình

B.Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt

C.Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

Điền vào chỗ trống:


a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.

(Theo Nguyễn Đình Thi)

b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc

Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:

- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.

Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:

- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.

(Theo La Phông-ten)

II. Tập làm văn

Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:

Xuân đến

Đỏ như ngọn lửa

Lá bàng nhẹ rơi

Bỗng choàng tỉnh giấc

Cành cây nhú chồi.

Dải lụa hồng phơi

Phù sa trên bãi

Cơn gió mê mải

Đưa hương đi chơi.

Thăm thẳm bầu trời

Bồng bềnh mây trắng

Cánh chim chở nắng

Bay vào mùa xuân.

(Nguyễn Trọng Hoàn)

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu 1. B

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. A

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả:

a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức

b) thật, nhấc, nhấc

II. Tập làm văn

Gợi ý: Chọn một trong các sự vật sau để tả bằng 2- 3 câu:

- Chiếc lá bàng đỏ như ngọn lửa đang rơi.

- Cành cây chợt tỉnh giấc nhú chồi.

- Phù sa như một dải lụa đang phơi trên bãi.

- Cơn gió mê mải thổi đem theo mùi hương.

- Bầu trời xanh thăm thẳm với những đám mây trắng bồng bềnh.

- Những cánh chim chở nắng bay giữa ngày xưa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)


A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.(0,5đ) Ý C.

Câu 2.(0,5 đ) Ý C.

Câu 3.(0,5 đ) Ý B.

Câu 4. (0,5 đ) Ý D

Câu 5. (1 đ) Ý D

Câu 6. (1 đ) Ý D

Câu 7. (1đ) Ý B

Câu 8. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (1đ)

Câu 9. Chị Sáu// đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.

Cô giáo // đang giảng bài. (1đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

II. Tập làm văn (8,0 điểm)

1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)

2. Thân bài: 4 điểm

+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.

+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.

+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.

3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.

4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

6. Sáng tạo: 1 điểm.

Bài mẫu:

Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.

Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.

Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.

Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.

Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc

B. Nước có hình cáibát

C. Nước có hình của vật chứa nó.

D. Nước có hình cái chai

Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.

B. Nước có hình dáng nhất định.

C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí

D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.

Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?

A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.

B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.

C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.

D. Cả ba ý trên.

Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.

*

Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?

A.Đánh dấu phần chú thích trong câu.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Cả ba ý trên.

Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?

A. nhỏ xinh

B. xinh xinh

C. xinh tươi

D. xinh xắn

Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?

Bác Tủ Gỗ……………………………………

Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”

- Câu hỏi:

- Câu khiến:

Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?

Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:

GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:

Hình dáng của nước

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: 3 điểm

Tiêu chí Điểm
* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa- Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ- Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm
* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài- Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài- Chưa biết nhấn giọng 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu- Đọc quá 1 phút- 2 phút- Đọc quá 2 phút 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm
* Trả lời đúng ý câu hỏi- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng- Trả lời sai hoặc không trả lời được 1 Điểm0,5 Điểm0 Điểm

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Câu Đáp án Điểm
1 B 0,5
2 C 0,5
3 A 0,5
4 D 0,5
6 B 0,5
7 C 0,5

Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.

*

Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?

Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.

Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.

Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.

- Câu hỏi: Nam học bài phải không?

- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!

HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.

Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?

Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.

Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.

Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)

- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)

II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:

Mụclớn

mụccon

STT Điểm thành phần Mức điểm
1 Mở bài Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. 1 điểm
2 Thân bài - Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh- Thể hiện rõ được sự gắn bó, cảm xúc tự nhiên với cây.- ích lợi của cây. 4 điểm
3 Kết bài Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ… 1 điểm
4 Chữ viết, chính tả Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng 0,5 điểm
5 Dùng từ, đặt câu Từ, câu phù hợp, có hình ảnh 0,5 điểm
6 Sáng tạo - Bài viết có ý độc đáo- Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật. 1 điểm
Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Xem thêm: 1 quả táo bao nhiêu calo ? ăn táo giúp giảm cân đúng không? có bao nhiêu calo trong một quả táo

Đề thi chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đ