Công viên 23/9 được mệnh danh là “thiên đường” ăn vặt và mua sắm của giới trẻ Sài thành. Rất nhiều những hoạt động thú vị mang đến cho mọi người sự thư giãn, thoải mái khi vui chơi tại đây.

Bạn đang xem: Hiện Trạng Công Viên 23/9 Tphcm


2. Đường đi và bãi giữ xe công viên 23/9thế nào?4. Ăn chơi gì ở công viên 23/9 Sài Gòn?4.1. Tổ hợp mua sắm ăn uống tại chợ hầm công viên 23/9
*

Công viên 23/9 có vị trí gần với nhiều địa điểm du lịch Sài Gòn nổi tiếng như: chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố Tây Bùi Viện… Với không gian xanh mát, trong lành, công viên trở thành điểm dừng chân nghỉ ngơi, tập thể dục, ăn uống của người dân và du khách. Cùng khám phá những điều đặc biệt về địa chỉ này nhé!

1. Công viên 23/9 ở đâu?

Công viên 23-9 được biết đến là một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn hấp dẫn. Với vị trí đắc địa, tọa lạc ở khu vực trung tâm, công viên trở thành điểm đến vui chơi quen thuộc của người dân và du khách. Thông tin cơ bản của công viên 23/9 như sau:

Giờ mở cửa:Mở cửa 24/24Giá vé: Vào cửa miễn phí
*

2. Đường đi và bãi giữ xe công viên 23/9thế nào?

Khác với sự ồn ào, tấp nập của những địa điểm đang HOT ở Sài Gòn,công viên 23/9 Phạm Ngũ Lão mang đến một cảm giác yên bình bởi không gian xanh, thoáng mát. Du khách có thể tham khảo thông tin di chuyển đến công viên này như sau:

2.1. Cách di chuyển đến công viên 23/9 Quận 1

Phương tiện cá nhân: Du khách có thể sử dụng các ứng dụng chỉ đường để tìm kiếm “công viên 23/9 maps”, tại đây, bạn sẽ biết được con đường ngắn nhất từ vị trí xuất phát đến công viên.Xe bus: Tại Sài Gòn, vé xe buýt rất rẻ, bạn có thể lựa chọn phương tiện này để di chuyển, vừa ngắm nhìn thành phố, vừa dễ dàng đến với địa điểm cần thiết. Hiện nay có một số tuyến buýt như 03, 04, 139, 140, 152, 19, 28, 53, 93 là di chuyển qua bến xe công viên 23/9, vì vậy du khách có thể dễ dàng bắt các chuyến xe này để đến và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị tại công viên.
*

2.2. Bãi giữ xe công viên 23/9 Sài Gòn

Tại tuyến đường Lê Lai có 2 bãi giữ xe chính, thời gian mở cửa từ 7 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Bãi giữ xe công viên 23/9 có sức chứa lên tới 1000 xe máy, đối với bãi giữ xe ô tô thì sức chứa khoảng 50 xe. Nếu bạn muốn gửi xe qua đêm ở công viên 23/9 thì nên hỏi kỹ về mức giá, thông thường khoảng 20.000 VNĐ/lượt.

*

3. Tại sao gọi là công viên 23/9? Lịch sử công viên 23/9

Từ thế kỷ XIX, địa chỉ của công viên là một ga xe lửa do người Pháp xây dựng. Sau này, đến khoảng năm 1975, ga xe lửa tại đây bị phá hủy và di dời đến Quận 3.

Lúc bấy giờ, một phần của ga trở thành khu dân cư, phần còn lại trở thành công viên. Vào năm 1998, một dự án cao ốc của Đài Loan đã san phẳng khu vực dân cư, tuy nhiên về sau, dự án lại bị bỏ hoang.

Đến năm 2002, công viên chính thức được cải tạo lại và nhập vào cùng với công viên 23/9. Từ đó đến nay, công viên có tên gọi "23/9" đã trở thành một phần trong nếp sống, sinh hoạt của người Sài Gòn.

*

4. Ăn chơi gì ở công viên 23/9 Sài Gòn?

Nhắc đến những địa điểm vui chơi Quận 1không thể không nhắc tới công viên trên đường Phạm Ngũ Lão. Công trình này có quy mô rất lớn, được phân tách thành 2 khu là: Khu A (Nơi phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm, tham quan) và khu B (khu chợ ngầm dưới lòng đất).

4.1. Tổ hợp mua sắm ăn uống tại chợ hầm công viên 23/9

4.1.1. Thiên đường mua sắm Taka Plazacông viên 23/9

Taka Plaza tại công viên 23/9 được mệnh danh là thiên đường mua sắm. Tại đây có hơn 400 gian hàng lớn nhỏ phục vụ các mặt hàng như: quần áo, túi xách, đồ lưu niệm… Vì vậy, nhiều du khách trong và ngoài nước cũng lựa chọn đến đây để mua những sản phẩm về làm quà sau chuyến đi của mình.

*
4.1.2. Asiana Food Town - Khu ẩm thực công viên 23/9

Khu chợ dưới lòng đất công viên 23/9 có tổng diện tích lên tới 11km2. Trong số đó, 6km2 phục vụ cho việc gửi xe, 5km2 còn lại là nơi mua sắm và các khu chợ ẩm thực. Ghé thăm chợ hầm công viên 23/9 Quận 1, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm một chuyến “food tour” với nhiều món ăn vặt Sài Gòn nổi tiếng hoặc các món ăn làm nên màu sắc ẩm thực của các quốc gia như: Việt Nam, Nhật Bản, Campuchia, Ấn Độ….

Mỗi gian hàng tại Asiana Food Tour đều được bày trí theo phong cách riêng, thể hiện đúng văn hóa truyền thống của từng địa phương. Với ẩm thực Việt Nam, bạn đừng bỏ lỡ món bún bò Nam Bộtrứ danh nhé!

*

4.2. Các lễ hội, hội chợ thú vị ở khu sự kiện công viên 23/9

Tại công viên 23/9 còn có sân khấu Sen Hồng – nơi tập trung nhiều sự kiện, hoạt động vui chơi giải trí lớn nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Du khách đến đây vào mùa lễ hội, hội chợ sẽ được thưởng thức các tiết mục xiếc, ca hát, ảo thuật… dưới sự biểu diễn kỳ công của các nghệ sĩ đoàn xiếc thành phố Hồ Chí Minh hoặc các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia hội chợ công viên 23/9, lễ hội hoa anh đào công viên 23/9 được tổ chức hằng năm.

*

Xung quanh khu vực sân khấu còn có nhiều địa điểm vui chơi dành cho trẻ em, các khu bán quà lưu niệm, giải khát để phục vụ du khách.

*

Tham quan công viên 23/9 là trải nghiệm ngắn trong vong 1 buổi, vì vậy du khách có thể kết nối khám phá thêm các địa điểm lân cận như: chợ Bến Thành,Dinh Độc Lập,phố Tây Bùi Viện Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các dịch vụ lưu trú tại khách sạn gần công viên 23/9 -Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection. Đây là khách sạn trung tâm, sở hữu nhiều phòng nghỉ sang trọng, các tiện ích nghỉ dưỡng hàng đầu, hứa hẹn sẽ giúp cho chuyến đi của bạn càng trở nên thú vị.

Công viên 23/9 gắn liền với đời sống sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân Sài Gòn, bởi vậy đây cũng là một trong những địa điểm du lịch đáng trải nghiệm. Không gian xanh mát từ các hàng cây cổ thụ sẽ mang đến cho bạn cảm giác yên bình giữa lòng thành phố ồn ào, náo nhiệt. Bên cạnh đó, những gian hàng mua sắm, ăn uống sẽ mang đến cho du khách cơ hội được khám phá Sài Gòn, thưởng thức nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng.

Những ngày cao điểm trong dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, khu chợ dưới lòng đất Sense Market (Q.1, TP.HCM) đã trở thành địa điểm lý tưởng cho du khách check-in “3 trong 1”.


Khách hàng vừa trốn nóng, vừa mua sắmlại có thể đánh chén no nê với không gian ẩm thực hội tụ món ăn ba miền đất Việt.

Số lượng khách đến trải nghiệm tăng cao trong những ngày lễ vừa qua không chỉ đem lại doanh thu mà còn mang lại niềm vui cho hàng trăm tiểu thương, bởi trước đó, UBND TP.HCM đã có văn bản cho phép không gian này vẫn tiếp tục hoạt động.



Du lịch ẩm thực dưới lòng đất

Chỉ cần bước xuống vài chục bậc thang, du khách sẽ được thưởng thức tinh hoa ẩm thực các nước được chế biến bởi chính đầu bếp đến từ quốc gia đó. Quả là một sức hút khó cưỡng với những người mê ẩm thực nhưng lại ít có cơ hội để cầm tấm hộ chiếu chu du qua những miền ẩm thực Á - Âu.

Còn với du khách quốc tế, nếu chưa đủ thời gian để dừng chân ở cả ba miền để nếm trải hết tinh hoa ẩm thực Việt, thì đã có những vị đầu bếp đem đến những món ăn đặc trưng vùng miền, bày biện sẵn để thực khách thỏa sức thưởng thức. Đó là sức hấp dẫn của một phần không gian tầng hầm Sense Market mà du khách thập phương đã có dịp trải nghiệm hơn 2 năm qua.


Sense Market tiếp tục phục vụ người dân

UBND TP.HCM vừa có công văn về việc tăng cường công tác an ninh và vệ sinh môi trường tại khu vực công viên 23-9. Trong đó, Thành phố chỉ đạo cơ quan quản lý cần có phương án di dời các công trình hiện hữu trên mặt đất và dưới lòng đất một cách hài hòa, đảm bảo quyền lợi các bên và đúng pháp luật. Cụ thể, toàn bộ công trình đang hoạt động trên mặt đất của công viên 23-9 buộc phải có phương án di dời bao gồm sân khấu, bãi xe, bến xe buýt, các cơ quan... Riêng đối với các hoạt động khai thác tại tầng hầm của Sense Market - khu vực này nằm sâu dưới lòng đất - nên Thành phố thống nhất chủ trương cho phép duy trì hoạt động và sẽ thu hồi mặt bằng khi chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công khởi công xây dựng (hiện TP chưa chọn được ý tưởng thiết kế quy hoạch tỉ lệ 1/500 công viên này).


Trên các diễn đàn du lịch trong nước và quốc tế, không gian này được xem là một trong những địa điểm hấp dẫn cần phải check-in nếu đến Sài Gòn và đây cũng được ví như một không gian du lịch ẩm thực dưới lòng đất.

Tối 29-4, nhóm 5 du khách đến từ Pháp đến thưởng thức các món bánh cuốn, cơm tấm Sài Gòn, bánh canh Trảng Bàng... do mỗi đầu bếp khác nhau chế biến. "Đây là bữa ăn thứ 3 mà nhóm chúng tôi chọn ăn dưới khu ẩm thực này kể từ khi đặt chân tới TP.HCM vào ngày 27-4. Có quá nhiều món ăn mà chúng tôi vẫn chưa nếm được hết, tất cả đều rất bắt mắt và ngon miệng" - anh François Satie (28 tuổi) chia sẻ.

Tự nhận mình là "khách quen" của khu chợ này, chị Nguyễn Thị Loan (Q.7), cho biết gia đình chị thường xuyên đến khu chợ này mỗi dịp cuối tuần. Chị Loan thích vị chua cay của món Thái Lan nhưng chồng chỉ khoái khẩu vị ngọt của các món miền Tây nên hai vợ chồng tự chọn món rồi ngồi ăn chung một bàn ở không gian chung. "Ở đây cũng có khu vui chơi nên ăn uống xong cho con cái qua chơi vài trò giải trí cũng tiện lợi, khỏi phải đi đâu xa" - chị Loan kể.

Ngôi nhà thứ 2 của các tiểu thương

Gần 22h, anh Nguyễn Thoại Cương (36 tuổi), chủ một tiệm cơm tấm bên trong Sense Market vẫn hì hục bưng những dĩa cơm tấm nóng hổi cho những vị khách tứ xứ. Tiệm cơm của anh mỗi ngày bán từ 80-100 suất cơm cho thực khách. Không chỉ bán cho khách du lịch, cơm tấm của anh cũng phục vụ dân văn phòng buổi trưa ngay tại không gian này hoặc giao thức ăn thông qua các ứng dụng công nghệ.


*

Tranh thủ phút nghỉ tay cuối ngày, anh Cương cho biết những ngày lễ này khách rất đông, nhất là vào buổi tối. "Trước đó, thông tin khu vực này đóng cửa khiến tiểu thương hoang mang, không ít người lo lắng bởi chưa tìm được kế sinh nhai khác. Nhưng bất ngờ cách đây vài ngày, UBND TP cho phép Sense Market tiếp tục hoạt động thêm một thời gian cho đến khi có mặt bằng mới khiến bà con tiểu thương tụi tui rất phấn khởi, mừng rớt nước mắt bởi không gian này suốt 2 năm qua không chỉ là kế sinh nhai mà nó như ngôi nhà thứ hai của bà con tiểu thương chúng tôi" - anh Cương chia sẻ.

Còn với Sumeet (31 tuổi), một chàng trai người Ấn Độ, hiện đang làm quản lý cho cửa hàng chuyên phục vụ món Ấn Độ Royal India thì không gian này còn mang đến cho anh niềm tự hào. "Có rất nhiều món ăn của người Ấn được người Việt và du khách quốc tế ưa chuộng nên tôi luôn cảm thấy vui vì góp phần giới thiệu văn hóa ẩm thực Ấn Độ ra thế giới" - Sumeet vui vẻ nói.


Đón 3.000 khách mỗi ngày

Không chỉ là mô hình kinh doanh mới lạ, quan trọng hơn chính khu chợ dưới lòng đất Sense Market này khi đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết 3 vấn đề nan giải nổi cộm của khu vực Công viên 23-9: giải quyết hàng loạt công ăn việc làm cho những người dân buôn bán trên vỉa hè, lòng lề đường bị giải tỏa; giải quyết chỗ đậu xe của khu vực trung tâm thành phố nhưng không chiếm dụng không gian mặt đất công viên; giúp cải thiện môi trường và phương thức kinh doanh của cộng đồng tiểu thương nhỏ lẻ văn minh và trách nhiệm hơn.

Hiện mô hình chợ hiện đại này đang được nhà nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore hỗ trợ để phát triển mạnh.


Hiện tại, không gian này có các đầu bếp đến từ Ấn Độ, Pakistan trực tiếp chế biến và có các cửa hàng giới thiệu ẩm thực của Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc...

Xem thêm: Kinh Nghiệm Đi Công Viên Châu Á Giảm Giá Vé Công Viên Châu Á Đà Nẵng

Bà Dương Thị Năm - Giám đốc Sense Market, cho biết không gian này hiện nay có gần 400 tiểu thương đang kinh doanh ẩm thực, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm tại Taka Plaza và không gian này còn có cửa hàng thực phẩm Co.op Food. Trong đó, khu ẩm thực là điểm nhấn của không gian bởi món ăn đa dạng, giá cả phải chăng và đầy đủ món ngon vùng miền. Theo bà Năm, có đến 60% là khách nước ngoài và đây là địa điểm được rất nhiều du khách quốc tế ưu tiên đến trải nghiệm khi đặt chân đến TP.HCM.