Cách chăm sóc dùng chung cho lan thân thòng: Phi điệp, Hạc vỹ, Long tu, Trầm, Giả hạc pháp, Giả hạc hawai, đùi gà… Các loại lan khác tương tự cũng không có vấn đề gì, cái quan trọng là phải nắm được mùa phát triển, mùa nghỉ của loại lan ấy và có cách chăm sóc phù hợp. Nắm được mùa ra hoa thì sẽ nắm được mùa phát triển và mùa nghỉ của loại lan đó.Ví dụ như Phi điệp tím thì mùa phát triển là hè-thu, vào cuối thu đầu đông cây sẽ vào mùa nghỉ, lúc này lá sẽ rụng dần và ra hoa từ chính những giả hành này. Đại loại là chăm nhiều tưới nhiều vào mùa phát triển, hạn chế tưới và dừng tưới vào mùa nghỉ.
Bạn đang xem: Cách trồng lan thân thòng trong chậu
Có ba nguyên tắc cần tuân thủ: gió mà không gió; nắng mà không nắng; nước mà không nước? Đại loại là giữ sao cho tiểu khí hậu của vườn ở mức cân bằng và gần giống với khí hậu vùng xuất xứ của lan.
LAN PHI ĐIỆP:
Có tên khác là Giả hạc ( tên khoa học :Dendrobium anosmum)Đây là một giống phong lan thân thòng thân cao chừng 60 cm – có khi tới 1,8 m. Mùa hè thu cây ưa nắng, cần rất nhiều nước vì đang trong giai đoạn phát triển. Giai đoạn cuối thu đầu đông phải giảm nước, giảm ánh sáng giúp cây đi vào giai đoạn nghỉ rồi rụng lá. Có thể trồng bó trên gỗ lũa hoặc chậu đất nung/dớn/thân gỗ… nhưng ghép vào lũa sẽ đẹp hơn do dáng cây thòng ngả xuống, khi ghép nên ghép 1 mặt để dễ trưng bày.
Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng, chịu được lạnh và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 5-12cm, hương thơm nồng nàn.
Thời gian ghép lan thuận tiện nhất là vào mùa đông khi cây đã rụng lá và vào mùa nghỉ.Thời gian thay chậu tách nhách tốt nhất vào mùa xuân khi cây non đã mọc cao chừng 10-15 cm. Nếu muốn tách nhánh, cây phải có chừng 7-8 cành. Nếu chỉ có 4-5 cành, cây non mới mọc sẽ yếu ớt và không ra hoa. Hiện nay trên thương trường có rất nhiều cây Dendrobium lai giống từ cây Den. nobile như Den. nobile Yamamoto, Den. Oriental Smile ‘Fantasy’, Den. Fancy Angel ‘Lycee’, Den. Spring Dream ‘Apollon’ v.v…Cách chăm sóc theo hướng dẫn của anh Nguyễn Ngọc Sơn: (admin Hội những người yêu phong lan)Cuối thu đầu đông thân sẽ rụng lá và sẽ ra hoa hoặc kie. Chăm nhiều độ ẩm cao vào kỳ nghỉ thì sẽ ra nhiều kie, ăn nắng nhiều sẽ ra hoa
Cách chăm sóc theo hướng dẫn của anh Thanh Binh Nguyen
Cuối thu, đầu đông cây chuẩn bị vào mùa nghỉ đông nên rễ ko phát triển, nhu cầu về nước ít nên hạn chế tưới. Khi đó cây sẽ vào giai đoạn chuẩn bị rụng lá để vào chu kì ủ mầm chuẩn bị hoa. Mùa này bạn chỉ tưới thật ít để duy trì cho cây thoi. Mùa đông tưới phun sương 1 tuần 1 lần với cây ghép gỗ chứ trồng chậu thì ít hơn. Ngày nắng khô mới tưới chứ trời nồm ẩm ko tưới.
Mùa xuân tiết trời ấm cây đâm trồi và nứt nụ, thời kì này nên tưới phân giàu kali cho hoa bền khỏe và cây cứng cáp. Đầu hè là thời kì cây con ra rễ và phát triển mạnh nên cần nhu cầu rất cao về nước và đạm cho mầm phát triển. Quá trình hè-thu là giai đoạn cây phát triển mạnh nén cần nhiều nước, đạm, lân và nắng giúp thân đanh cứng mới cho hoa nhiều. Cuối thu cây bắt đầu thắt ngọn là thời kì giảm tưới nước dần.
Khi thời tiết ấm lên (mùa xuân), cây bắt đầu nứt mầm mới là thời kì tưới lại nhưng tăng dần và chỉ tưới ngày nắng ấm. Thời kì này nắng rọi gốc rất tốt cho cây nảy mầm và nảy nhiều mầm trên một gốc.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phun kết hợp vài loại, phun định kì và phun ngay sau khi kết thúc mưa dài ngày. Kiểm soát lượng đạm bón vì nếu nhiều cây yếu dễ nhiễm bệnh. Phơi nắng nhiều và tăng cường canxi bằng nước vôi cho cây cứng khoẻ. Hạn chế nước mưa đọng ngọn. Giá thể thoáng và có thời điểm rễ khô để hạn chế nấm. Còn nhiều yếu tố nữa như môi trường ko quá ẩm, diệt côn trùng, tránh va chạm làm tổn thương cây
Mỗi nơi mỗi vùng miền và mỗi vườn sẽ khác nhau về thổ nhưỡng nên sẽ đôi chút khác nhau về cách chăm sóc.
Lan Phi Điệp hiện nay rất được ưa chuộng bởi nhiều loại sai hoa, cây đẹp, một số cây đột biến hiếm có và vẻ đẹp độc đáo. Vậy cách trồng Lan Phi Điệp như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
ĐÔI NÉT VỀ LAN PHI ĐIỆP
Lan Phi Điệp có tên tiếng Anh là Dendrobium anosmum, thuộc dòng Lan Hoàng Thảo (Lan thân thòng).Phi Điệp phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Lào Philippines…
Phi Điệp còn có tên gọi khác như Lưỡng Điểm Hạc, Giả Hạc. Lan chủ yếu có màu tím, vàng, trắng xen với tím.
Lan Phi Điệp vàng có thể tìm thấy ở những tỉnh phía Bắc, trong khi Phi Điệp tím lại phân bố nhiều trong Nam. Ngoài ra có loại Phi Điệp trắng Di Linh thường nở vào mùa xuân và được ưa chuộng trưng Tết.Lan Phi Điệp không chỉ được ưa chuộng bởi hình dáng, mùi thơm mà còn vì chúng phân bố nhiều nơi, có thể chịu được thời tiết cả lạnh cả nóng.Đặc biệt Lan Phi Điệp là phân nhánh có nhiều thể đột biến quý hiếm và được ưa thích như Năm cánh trắng Phú Thọ, Hồng Mỹ Nhân, Người đẹp Bình Dương…
CÁCH TRỒNG LAN PHI ĐIỆP CON VÀO CHẬU
1. Chọn cây giống
Lan Phi Điệp con có thể là cành giâm đã lên mầm khoẻ hoặc cây con được gieo từ hạt. Phương pháp ươm từ giả hành đã ra rễ là phổ biến và dễ thực hiện nhất.Hiện nay cây giống, cây con giả hạc được bán rất nhiều, bạn nên xem xét kỹ và nhờ chủ vườn tư vấn để chọn được cành giâm ưng ý.Cây con phải đủ khoẻ, mầm không bị dập nát.
2. Xử lý cây con khi mới mua về
Khi mua cây về, bạn xem xét cây con còn đủ khoẻ, đủ rễ, có thể gieo tiếp hay không vì trong quá trình vận chuyển có thể làm cây bị gãy, dập.Cây con khi mang về cũng có thể chứa nấm bệnh mà bạn không biết. Vì vậy để phòng tránh bạn có thể ngâm chúng trong các thuốc diệt nấm khuẩn (Physal, Hùng Nguyễn). Nếu không có sẵn thì có thể thay thế bằng cồn hoặc giấm pha loãng. Sau đó chúng ta phơi cây con ở nơi thoáng mát vài ngày để cây ổn định.
3. Phối trộn giá thể trồng và lưu ý giá thể
Giá thể trồng Lan được ưa chuộng dễ tìm nhất hiện nay là vỏ thông, hãy lựa chọn vỏ thông có nguồn gốc rõ ràng, không chứa nấm bệnh để sử dụng nhé. Còn nếu bạn sẵn vỏ thông tự nhiên thì cần phải băm nhỏ và ngâm nước vôi nhiều lần cho ra hết các chất độc hại cho Lan.Vỏ thông trên thị trường có nhiều size, vì trồng cây nhỏ nên bạn cần chọn size vỏ thông nhuyễn để rễ dễ dàng leo bám.
Ngoài ra còn có giá thể dớn trắng (rêu sâu) trồng Lan rất tốt. Dớn trắng Chi-lê có nguồn gốc từ rêu Sphagnum chứa chất sát khuẩn bảo vệ Lan còn nhỏ yếu, cấp ẩm xuyên suốt cho rễ Lan.Nó thường được dùng để phủ lên lớp vỏ thông, giúp giữ ẩm và hạn chế tần suất tưới Lan Phi Điệp con.
4. Hướng dẫn cách trồng Lan Phi Điệp convào chậu
Để trồng cây, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu sau:
Cây Lan Phi Điệp con đã được xử lýVỏ thông size nhỏ (3-6mm) đã được xử lýDớn trắng Chi-lêChậu đất nung trồng Lan, chất liệu đất nung giúp hút bớt nước thừa và tránh sốc nhiệt, phù hợp để trồng cây cảnh.Một cái que nhỏ làm cọc đỡ
Đầu tiên, cho Vỏ thông vào gần đầy chậu. Sau đó cắm một chiếc cọc để đỡ cây. Bởi vì Lan Phi Điệp là loại thân thòng nên thân cần được cố định, giúp rễ ban đầu dễ phát triển.Bạn đặt cây vào bên chiếc cọc, dùng dây rút hoặc kẹp để cố định chúng với nhau. Cuối cùng phủ tiếp Vỏ thông đến khi cọc và cây con đứng vững được.Phủ Dớn trắng Chi-lê lên và tưới đẫm nước cho chậu Lan.
LƯU Ý KHI TRỒNG LAN PHI ĐIỆP CON
1. Chế độ tưới và bón phân
Nên tưới Lan vào buổi sáng, khi trời còn mát mẻ để tránh sốc nhiệt và nấm bệnh trong các kẽ lá đọng nước. Dùng bình xịt phun sương giúp nước thấm vào giá thể Vỏ thông và Dớn hơn, tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả.Vào mùa nóng, bạn có thể tưới nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên cần có chừng mực để tránh rễ Lan bị úng.
Lan Phi Điệp con mới trồng không có nhiều rễ nên việc bón phân là không cần thiết. Khi cây đã lớn và có nhiều rễ hơn, bạn có thể bón phân tan chậm.Loại phân bón thông minh này nhả dinh dưỡng từ từ, phù hợp với loại cây cần nhiều dinh dưỡng nhưng thể hấp thu nhiều trong một lần.Khi bón tan chậm, nên rải đều trên chậu, tránh phần gốc để không bị úng thối.
2. Vị trí treo Lan
Khi mới trồng Lan Phi Điệp con vào chậu, bạn có thể đặt cây trong nhà để cây thích nghi dần.Sau khoảng 1 tuần có thể để cây cạnh cửa sổ có nắng nhẹ. Sau 1 tuần nữa có thể đưa cây ra ngoài, nhưng không được để ở nơi có ánh sáng quá mạnh và nóng. Hầu hết các loài Lan đều ưa bóng và ánh sáng nhẹ.Ngoài ra, nên treo giò Lan Phi Điệp con ở nơi thoáng gió, giúp giá thể khô nhanh, không gặp tình trạng đọng nước.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Lan Phi Điệp rất dễ bị bệnh. Ngoài biện pháp tưới nước buổi sáng để tránh phát sinh nấm rệp như đã nói ở trên, bạn cần theo dõi và quan sát biểu hiện trên mặt lá, nách lá để xử lý kịp thời.
MUA GIÁ THỂ TRỒNG LAN PHI ĐIỆP Ở ĐÂU?
Bảo An Green cung cấp giá thể trồng lan phi điệp nhập khẩu chất lượng: Vỏ thông Habitat, đá bọt Pumice, đá trân châu Perlite, Dớn trắng Chi-lê.Là một trong năm nhà nhập khẩu số lượng lớn tầm cỡ quy mô tại thị trường Việt Nam. Mỗi tháng nhập hàng chục container các nguồn nguyên liệu phục vụ nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam.
Xem thêm: Các hội chứng tâm lý thường gặp và cách điều trị hiệu quả, edoctor: 7 chứng bệnh tâm lý thường gặp