TT - Hôm nay (4-4), nhiều nơi trên thế giới tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của biểu tượng hòa bình. Từ công cụ kêu gọi giải trừ hạt nhân, hình ảnh ấy đã gắn liền với cuộc chiến của Mỹ ở VN và trở thành biểu tượng của hòa bình.


Đầu năm 1958, Ủy ban Hành động trực tiếp chống chiến tranh hạt nhân ở Anh lên kế hoạch cho một cuộc diễu hành từ London đến Aldermaston, nơi cất giữ và sản xuất vũ khí hạt nhân của Anh. Thứ họ cần là một biểu tượng dùng trong cuộc biểu tình. Ủy ban quyết định tìm đến Gerald Holtom, một họa sĩ kiêm nhà thiết kế tốt nghiệp Trường đại học Nghệ thuật hoàng gia Anh.

Bạn đang xem: Biểu tượng hòa bình

Ra đời từ... tuyệt vọng

Bản thân Gerald Holtom cũng là một nhà hoạt động hòa bình ủng hộ mạnh mẽ việc giải trừ hạt nhân. Ông muốn cho ra đời một biểu tượng đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Thoạt đầu, ông định lấy hình ảnh cây thánh giá nằm trong vòng tròn, nhưng từ bỏ ngay ý định sau khi tham khảo với nhiều mục sư. Cuối cùng, Gerald Holtom đã đem đến ủy ban bản phác họa: một vòng tròn với đường thẳng chia thành ba bên trong, tượng trưng cho chữ N và chữ D trong ký hiệu semaphore (hệ thống ký hiệu dùng hai lá cờ để diễn đạt một chữ cái). N và D là hai chữ viết tắt của Nuclear Disarmament (giải trừ hạt nhân).

Sau này, trong một bức thư gửi Hugh Brock, tổng biên tập báo Peace News, Gerald Holtom đã tiết lộ những chi tiết thú vị về ý tưởng của mình: "Lúc đó tôi rất tuyệt vọng, tuyệt vọng sâu sắc. Tôi vẽ nguệch ngoạc lên giấy hình ảnh của tôi, một kẻ tuyệt vọng ngửa hai bàn tay giơ xuống phía dưới như tranh vẽ một người nông dân trước khi bị xử bắn của Goya. Sau đó, tôi hoàn chỉnh nét vẽ thành những đường thẳng rồi vẽ một vòng tròn quanh nó”.

Biểu tượng của hòa bình

Xulpv.jpg" alt="*">Phóng toHw
X41V.jpg" alt="*">
IHwii.jpg" alt="*">

Biểu tượng hòa bình

N và D trong hệ thống chữ semaphore là hai chữ viết tắt của Nuclear Disarmament (giải trừ hạt nhân)

Ngay sau buổi "trình làng" ở London, biểu tượng đã gần như lập tức vượt Đại Tây Dương đến Mỹ. Theo trang web của Chiến dịch giải trừ hạt nhân http://www.cnduk.org/, chính Bayard Rustin, một người thân tín của mục sư Martin Luther King, đã bay từ Mỹ đến Anh để tham gia cuộc biểu tình ở London và đưa biểu tượng này về Mỹ. Nó bắt đầu xuất hiện rải rác trong các cuộc biểu tình đòi quyền công dân tại Mỹ, nhưng chỉ đến cao trào phản đối chiến tranh VN nổ ra, nó mới thật sự được gắn với ý nghĩa "hòa bình".

Đối với những người Mỹ trưởng thành trong thập niên 1960, hình ảnh vòng tròn với ba đường nhánh bên trong đã trở thành biểu tượng của một thế hệ. Do cấu trúc đơn giản, dễ vẽ hơn hình chim bồ câu, biểu tượng này nhanh chóng xuất hiện trên những bức tường, trên bảng hiệu cầm tay của dòng người biểu tình, trên mũ những cựu binh Mỹ trở về từ VN. Nó đại diện cho sự phản kháng của những người chán ghét cuộc chiến mà chính quyền Mỹ đang tiến hành tại VN.

Chính vào thời điểm đó, ý nghĩa "hòa bình" chính thức gắn với biểu tượng này. Sau đó, nó tiếp tục xuất hiện trên những bức tường ở Prague năm 1968, trên bức tường Berlin, trên bia mộ của những nạn nhân các chế độ độc tài quân sự từ Hi Lạp đến Argentina, gần đây nhất là trong cuộc biểu tình chống chiến tranh Iraq tại Mỹ. Richard Williams, một nhà tư vấn thiết kế, giải thích cho sự phổ biến trên: "Nó là một dấu hiệu mà tất cả chúng ta có thể nhớ và vẽ lại sau khi nhìn thấy một lần. Đó là lý do vì sao nó có thể lan truyền nhanh chóng như vậy, vì sao nhiều người dùng đến nó như vậy...".

Ở tuổi 50, biểu tượng hòa bình vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt của nó. Nhà sử học Ken Kolsbun, tác giả quyển sách Hòa bình: Tiểu sử của một biểu tượng vừa xuất bản ngày 1-4, khẳng định: "Chừng nào còn bất công, bạo lực và chiến tranh, người ta vẫn còn cần đến biểu tượng hòa bình".

Đã có nhiều diễn giải khác nhau về ý nghĩa của biểu tượng này. Một số người nhìn ra đó là dấu chân chim bồ câu. Nhiều người bóp méo sự thật cho nó là dấu hiệu của quỉ Satan hoặc gán cho nó những ý nghĩa chống Thiên Chúa giáo. Từng có lệnh cấm chính thức biểu tượng này tại Nam Phi dưới chế độ apartheid. Dù vậy, với những người yêu công lý và lẽ phải, biểu tượng này chỉ có một ý nghĩa duy nhất, biểu tượng của Hòa Bình.

(Dân trí) - Được ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ, cho đến nay ký hiệu vòng tròn với 3 đường kẻ, đã được người dân trên toàn thế giới sử dụng như một biểu tượng chung và chính thức cho “hòa bình”. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, cũng như ý nghĩa sâu xa của từng chi tiết trên biểu tượng nổi tiếng này.


Biểu tượng của hòa bình có lẽ đã không còn xa lạ đối với hầu hết chúng ta, đặc biệt là khi nó xuất hiện ngày càng nhiều trong các cuộc mít tinh phản chiến, vốn rộ lên thời gian gần đây. Tuy nhiên, biểu tượng hòa bình cũng đã và đang gây ra nhiều cuộc tranh cãi trong dư luận.

Theo đó, một số ý kiến cho rằng, thực chất ký hiệu vòng tròn 3 dường kẻ này lại là biểu trưng cho lực lượng chống đạo Cơ-đốc, số khác lại quy cho nó là dấu hiệu của quỷ satan. Thậm chí, không ít người còn tin rằng, biểu tượng này thuộc về chủ nghĩa Phát xít.

*

Mặc dù có nhiều đồn đoán là vậy nhưng trên thực tế, biểu tượng hòa bình có một gốc tích khá rõ ràng. Được biết, cha đẻ của biểu tượng này là họa sĩ Gerald Holtom. Nó được ra đời trong một chiến dịch kêu gọi các cường quốc cắt giảm vũ khí hạt nhân của người Anh, vào năm 1958.

Theo lời giải thích của tác giả Gerald Holtom, mỗi chi tiết trên biểu tượng hòa bình mà ông thiết kế ra đều mang một ý nghĩa riêng. Cụ thể, theo hệ thống tín hiệu semaphore (hệ thống truyền tin bằng cờ hoặc ánh sáng từng rất phổ biến), đường thẳng ở chính giữa đại diện cho chữ “D”. Trong khi đó, 2 đường kẻ chéo phía dưới là biểu thị cho chữ “N”. Khi ghép lại chúng ta được “N D” viết tắt của “ Nuclear Disarmament” có nghĩa là “Giải trừ vũ khí hạt nhân”, trong tiếng Việt.

*

Trong bức thư gửi đến tổng biên tập tờ Peace News, họa sĩ Gerald Holtom cũng từng tiết lộ một câu chuyện hết sức thú vị, liên quan đến quá trình tạo ra biểu tượng nổi tiếng này của ông. Theo đó, Gerald đã từng đi vào ngõ cụt, khi được giao nhiệm vụ thiết kế biểu tượng của hòa bình.

Xem thêm: 11+ Nhà Hàng Ở Quận 10 Có Sân Vườn, Phòng Riêng, Đồ Ăn Ngon, Top Nhà Hàng Ngon, Nổi Tiếng Nhất Ở Quận 10

Vào thời khắc bế tắc trong ý tưởng thiết kế, ông đã tự vẽ nguệch ngoạc hình ảnh của mình lên giấy, về một kẻ tuyệt vọng với hai bàn tay giơ xuống phía dưới, tựa như bức tranh tả người nông dân trước giờ xử bắn, của danh họa Francisco de Goya.Kỳ diệu thay, chính những nét vẽ vô định này lại trở thành nguồn cảm hứng cho biểu tưởng hòa bình, mà chúng ta vẫn biết tới ngày hôm nay.