Tiết kiệm điện để giảm thiểu chi phí được nhiều gia đình áp dụng khi giá tiền điện ngày càng cao. Tuy nhiên, việc tiết kiệm không đúng cách có thể không làm giảm chi phí mà còn làm hư hỏng đi các thiết bị điện trong nhà. Bài viết bên dưới sẽ đề cập đến 11 suy nghĩ sai lầm khi tiết kiệm điện mà mọi người thường mắc phải, cùng tham khảo nhé!


1Dùng thiết bị tiết kiệm điện

Bạn vẫn sẽ thường thấy nhan nhản trên báo đài về việc quảng cáo các thiết bị tiết kiệm điện. Theo đó, người ta cho rằng những vật dụng như tivi, tủ lạnh… khi sử dụng vào các thiết bị này sẽ giúp giảm bớt 30 - 40% năng lượng điện tiêu thụ.

Bạn đang xem: Tắt đèn khi không sử dụng

Tuy nhiên, những loại thiết bị như thế này đa số vẫn chưa được kiểm định rõ ràng. Vì thế, nếu bạn sử dụng phải hàng “dỏm”, thậm chí chúng sẽ còn gây tốn điện hơn hoặc gây nguy hiểm cho người dùng.

2Bật tắt máy lạnh liên tục

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng là tắt máy lạnh rồi vào phòng lại bật lại dù thời gian ra ngoài không lâu và cũng có người có thói quen bật máy lạnh khi thấy nóng và tắt máy lạnh khi thấy lạnh.

Hành động này sẽ khiến cho máy lạnh mau hỏng và gây tốn điện nhiều hơn vì chúng phải mất một lượng điện năng để khởi động lại. Vì thế, bạn nên duy trì nhiệt độ máy lạnh ở mức 28 - 29 độ và dùng thêm quạt để hơi lạnh lan tỏa khắp phòng.

3Ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng

Việc ngắt điện tủ lạnh và không sử dụng trong một thời gian sẽ khiến cho các giàn nóng và lạnh bên trong máy bị oxy hóa và nhanh hỏng. Đồng thời, khi bạn khởi động lại thì tủ lạnh cũng sẽ tiêu thụ một lượng điện năng để làm lạnh lại từ đầu gây tốn điện.

4Cho quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh

Nhiều người vẫn nghĩ bỏ nhiều thức ăn vào tủ lạnh làm lạnh một lần để tiết kiệm. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến cho tủ lạnh phải hoạt động với công suất cao để làm lạnh hết các thực phẩm bên trong tủ nên phải tiêu tốn thêm nhiều năng lượng hơn so với bình thường.

5Thường hay để thiết bị ở chế độ chờ (stand by)

Không ít người có thói quen để laptop ở chế độ chờ để tiết kiệm điện. Thật ra, dù là ở chế độ chờ máy vẫn phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định. Không những thế, trong quá trình đó nếu nguồn điện nhà bạn có điều gì bất ổn thì rất dễ gây ra chập điện, cháy nổ.

Thế nên tốt nhất bạn hãy tắt máy tính của mình khi không sử dụng.

6Tắt đèn khi ra khỏi phòng

Đây chính là thói quen của rất nhiều người nhằm tiết kiệm năng lượng trong nhà khi không sử dụng.

Tuy nhiên, cách này chỉ đúng với đèn sợi đốt, còn đèn huỳnh quang thì không, việc bật tắt đèn huỳnh quang nhiều lần sẽ càng tốn điện hơn. Thế nên nếu bạn ra khỏi nhà trong vòng 15 phút trở lại thì không cần phải tắt đèn.

7Chỉ quan tâm tới việc tiết kiệm điện cho máy lạnh, tủ lạnh

Đây chính là hai trong số những thiết bị trong gia đình gây tốn điện nhất. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những thiết bị khác đang “ngốn” điện trong nhà bạn mà bạn quên để ý như lò vi sóng, lò nướng, đèn chiếu bể cá…

Vì thế, bạn cần phải lưu ý cho việc tiết kiệm điện cho tất cả các thiết bị trong nhà.

8Sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ trong thời gian dài

Việc sử dụng nồi cơm ở chế độ ủ và cắm điện trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu tốn một lượng điện năng, như vậy kéo dài trong thời gian dài sẽ gây lãng phí điện của cả gia đình. Bạn chỉ nên ủ cơm trong thời gian nhất định, để cơm được thơm ngon.

Việc ủ cơm quá dài dẫn đến cơm không ngon, tùy vào từng loại nồi, công suất nấu, dung tích mà lượng điện tiêu thụ khi ở chế độ ủ sẽ khác nhau, khoảng 40W - 150W. Nếu bạn dùng loại này để ủ cơm trong khoảng 10 tiếng thì bạn có thể trả thêm từ 0.4 - 1.5 k
Wh
. Do đó, ủ cơm lâu không mang lại lợi ích mà còn gây lãng phí điện của gia đình.

9Không cần vệ sinh lớp băng trên ngăn đá

Nhiều người luôn nghĩ rằng để lớp băng trên ngăn đá tủ lạnh dày thì làm đá sẽ nhanh đặc hơn và có thể tiết kiệm điện.

Tuy nhiên, việc để lớp băng dày sẽ khiến không gian bị thu hẹp, gây cản trở luồng không khí lạnh di chuyển đều trong ngăn tủ, khiến việc làm lạnh lâu, tủ phải chạy liên tục, khiến lượng điện sẽ tăng lên nhiều.

Do đó, để tránh tình trạng đóng băng dày xuất hiện trong tủ, bạn phải thường xuyên vệ sinh, rã đông, làm sạch tủ để tủ hoạt động tốt hơn, tránh lãng phí điện.

10Chạy quạt trần cả ngày để làm mát phòng thay cho máy lạnh

Việc dùng quạt trần không để làm mát phòng mà để giúp không khí được dễ dàng lưu thông cho không gian thêm thoáng mát dễ chịu, vì vậy bạn có mở quạt lâu thì nhiệt độ của phòng vẫn không thay đổi.

Do đó, việc bật quạt trần cả ngày cho phòng mát để hạn chế dùng điều hòa, điều này không có tác dụng để làm mát, vì vậy hãy tắt quạt trần khi rời khỏi phòng, đó mới là cách để tiết kiệm điện cho gia đình.

11Chỉ cần tắt thiết bị là được, không cần phải rút phích cắm

Nhiều thiết bị điện tử trong gia đình không cần phải bật mới hao tốn năng lượng như: bộ sạc máy tính, lò vi sóng, tivi, quạt,... vì chúng sử dụng nguồn điện ở chế độ chờ, do đó bạn tắt thiết bị bằng remote nhưng bạn vẫn giữ phích cắm trong ổ điện thì vẫn tiêu hao năng lượng.

Ví dụ: Lượng điện tiêu thụ của tivi sau khi tắt bằng điều khiển (remote) là 24W/ngày, để tiết kiệm điện năng, bạn cần rút điện hoặc tắt tivi từ nút nguồn.

Vì vậy, để tiết kiệm điện có hiệu quả nhất bạn cần ngắt nguồn điện khi không sử dụng.


Với giá tiền điện tăng cao như hiện nay, việc tiết kiệm điện là một điều rất nên làm. Tuy nhiên, bạn cần tránh những suy nghĩ sai lầm để có thể tiết kiệm điện một cách đúng đắn. Chúc bạn thực hiện thành công.

Sử dụng các thiết bị điện đúng cách sẽ giúp tiết kiệm điện. Có nên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.


Contents

1. Lợi ích tắt các thiết bị điện khi không sử dụng2. Có nên rút điện sạc máy tính3. Có nên rút nguồn điện khi không xem tivi4. Tắt đèn khi không sử dụng6. Có nên tắt điều hòa bằng điều khiển?7. Tắt bếp điện8. Tắt lò vi sóng9. Tắt tủ lạnh10. Sử dụng máy giặt tiết kiệm điện

1. Lợi ích tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

*
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: an toàn tiết kiệm

An toàn điện

Chúng ta không thể đảm bảo được hệ thống dây điện trong gia đình của mình luôn được đảm bảo an toàn. Đôi khi có những sự cố chập điện, do sử dụng điện quá tải… khiến cho dòng điện trong gia đình bị quả tải, ngắt dòng…Điều đó đôi khi sẽ khiến cho các thiết bị điện trong nhà sẽ bị chập, cháy… gây nguy hiểm cho người sử dụng.Đôi khi sét đánh cháy dây đường điện. Khi mà các thiết bị điện vẫn được cắm với đường dây điện thì khả năng 90% thiết bị điện đó sẽ bị cháy hoặc chập.Vậy nên rút các thiết bị điện sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa những rủi ro về điện.

Rút phích điện tiết kiệm ½ tiền điện / tháng 

Có rất nhiều người sử dụng thiết bị điện nghĩ rằng chỉ cần tắt thiết bị điện khi không sử dụng là chúng ta đẵ ngắt hoàn toàn thiết bị điện với nguồn điện, không tốn điện năng tiêu thụ. Những suy nghĩ đó hoàn toàn sai.Rất nhiều thiết bị điện vẫn hút điện khi chúng ta đã tắt chúng. Trường hợp này được gọi là nguồn dự phòng hoặc lượng điện tải ma. Mặc dù chúng không tốn nhiều điện năng như khi chúng ta bật nhưng cũng sẽ làm tăng mức độ tiêu hao điện năng đáng kể khi chúng ta hoàn toàn không bật chúng. Theo một báo cáo của Mỹ, lượng điện tiêu thụ ma đó hàng năm lên đến khoảng 150 đô la của mỗi hộ gia đình. Vậy nên thay vì tắt các thiết bị không có nhu cầu sử dụng nữa thì chúng ta có thể rút hẳn thiết bị đó ra khỏi nguồn điện.

2. Có nên rút điện sạc máy tính

Điện năng tiêu thụ máy tính bao nhiêu?

*
Rút sạc máy tính không sử dụng để tiết kiệm điện
Công suất tiêu thụ trung bình của một máy tính từ 150w đến 250w tùy từng dòng máy.Điện năng tiêu thụ của máy tính khoảng 0.15 – 0.25 k
Wh
Tổng điện năng tiêu thụ của máy tính /tháng = Điện năng tiêu thụ X Số h sử dụng máy tính/tháng

Rút điện máy tính tiết kiệm bao nhiêu điện?

Máy tính nếu để chỗ độ hoạt động ngầm hoặc ngay cả khi bạn đã ấn lệnh Turn off thì máy tính vẫn sử dụng khoảng 96W điện/ngày. Tức là mỗi tháng bạn sẽ mất khoảng 3 số điện ma cho máy tính. Đặc biết nếu như bạn có thói quen để máy tính ở chế độ Stand by thì mức độ điện tiêu thụ ma sẽ nhân lên 1.5 lần.

3. Có nên rút nguồn điện khi không xem tivi

*
Rút điện tivi khi không sử dụng để tiết kiệm điện

Điện năng tiêu thụ của tivi bao nhiêu?

Công suất tiêu thụ trung bình của một tivi từ 40W – 50W.Điện năng tiêu thụ của tivi từ 0.04 – 0.05 k
Wh.

Số điện ma tivi sử dụng trong một tháng

Thói quen của tất cả khi không xem tivi nữa là tắt bằng điều khiển. Nhưng khi tắt tivi bằng điều khiển thì tivi sẽ chuyển sang chế độ chờ. Lúc này tivi vẫn sẽ tiêu tốn một lượng điện năng tiêu thụ nhất định.Một tivi nếu tắt bằng điều khiển sẽ tiêu tốn khoảng 24W/ngày. Tương đương khoảng 0.024 điện năng tiêu thụ/ ngày.Một tháng trung bình chúng ta sẽ mất khoảng 1 số điện ma nếu như chỉ tắt tivi bằng điều khiển. Kết luận vẫn là nên rút nguồn điện của tivi nếu như không có nhu cầu sử dụng đến.

4. Tắt đèn khi không sử dụng

*
Rút điện chiếu sáng khi không sử dụng để tiết kiệm điện

Đèn LED chiếu sáng tốn bao nhiêu điện năng

Hệ thống đèn LED trong nhà có nhiều model chiếu sáng, nhiều công suất chiếu sáng. Chiếu sáng trong nhà chúng ta thường sử dụng đèn LED có công suất từ 10w đến 50w.Điện năng tiêu thụ của đèn LED chiếu sáng khoảng 0.01 – 0.05 k
Wh.

Điện ma đèn LED chiếu sáng

Đèn LED chiếu sáng sẽ chiếm khoảng 9% tổng điện năng tiêu thụ/tháng của một gia đình. Tùy thuộc vào từng công suất đèn LED chiếu sáng của gia đình mà lượng điện năng tiêu thụ ma của đèn LED chiếu sáng cũng sẽ khác nhau.Khi không có nhu cầu sử dụng ánh sáng đèn LED chúng ta nên rút điện để hạn chế điện năng tiêu thụ ma của đèn LED chiếu sáng. Đặc biệt nếu như những hộ gia đình nào vẫn đang sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng truyền thống như đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt thì lượng điện năng tiêu thụ ma của đèn chiếu sáng truyền thống còn cao gấp 3 lần so với đèn LED.Một trong những giải pháp để tiết kiệm điện năng, tiết kiệm điện sinh hoạt trong gia đình bạn nên thay thế đèn chiếu sáng truyền thống bằng đèn LED chiếu sáng.

5. Rút cục sạc khi không kết nối điện thoại

*
Rút sạc điện thoại khi không sử dụng để tiết kiệm điện
Điện năng tiêu thụ trung bình của sạc điện thoại chỉ khoảng 1.2W/tháng.Nhưng không có lý do gì mà chúng ta không rút sạc điện thoại khi không có nhu cầu sử dụng nữa. Vừa hạn chế tối đa phát sinh điện năng tiêu thụ ma của sạc điện thoại còn hạn chế tối đa sự cố nổ cục sạc khi tiếp xúc liên tiếp với nguồn điện.

6. Có nên tắt điều hòa bằng điều khiển?

*
Điều khiển điều hòa tốn điện

Điện năng tiêu thụ của điều hòa

Điều hòa là một trong những thiết bị điện tiêu tốn điện năng nhất trong các thiết bị điện.Công suất trung bình của điều hòa là từ 800w đến 850w.Điện năng tiêu thụ trung bình của điều hòa là 0.8 – 0.85 k
Wh.

Ngắt dòng điện điều hòa khi không sử dụng

Nếu như chỉ tắt điều hòa bằng điều khiển thì điều hòa vẫn còn đang trong chế độ hoạt động chờ và tiêu tốn điện năng. Lượng điện năng tiêu thụ ma của điều hòa cũng tương đương như của tivi chiếu sáng. Ngắt dòng điện của điều hòa sẽ giúp nâng cao tuổi thọ sử dụng của điều hòa có còn ngăn chặn tuyệt đối sự cố tăng lượng điện năng tiêu thụ ma của điều hòa.

7. Tắt bếp điện

Điện năng tiêu thụ của bếp điện

Công suất tiêu thụ trung bình của một bếp điện khoảng 1500w.Điện năng tiêu thụ trung bình của bếp điện khoảng 1.5k
Wh.

Cách sử dụng bếp điện tiết kiệm điện

Chúng ta có thể tiết kiệm điện khi sử dụng bếp điện bằng cách tắt bếp trước khi chín vài phút. Phần nhiệt còn lại đủ khả năng để làm chín thức ăn.

8. Tắt lò vi sóng

Điện năng tiêu thụ lò vi sóng

Công suất tiêu thụ trung bình của lò vi sóng là 1000WĐiện năng tiêu thụ của lò vi sóng khoảng 1000w.

Rút điện lò vi sóng khi không có nhu cầu sử dụng

Lò vi sóng có công suất cao. Nhưng chúng ta cũng chỉ có nhu cầu sử dụng lò vi sóng trong một thời gian ngắn. Vì thế nếu sau khi đã sử dụng xong chúng ta nên rút lò vi sóng ra khỏi nguồn điện. Vừa tránh những rủi ro về điện vừa giúp hạn chế tối đa nguồn điện năng ma.

9. Tắt tủ lạnh

*
Rút tủ lạnh tiết kiệm điện

Điện năng tiêu thụ tủ lạnh

Công suất trung bình của tủ lạnh từ 900w – 1000w.Điện năng tiêu thụ trung bình của tủ lạnh từ 0.9 đến 1 k
Wh.

Rút tủ lạnh khi không cần sử dụng

Tủ lạnh là thiết bị điện sử dụng trong nhà thông dụng. Sử dụng 24/24 để bảo quản thực phẩm. Chính vì thế mà chúng ta rất ít khi rút phích cắm của tủ lạnh trong quá trình sử dụng.

10. Sử dụng máy giặt tiết kiệm điện

Điện năng tiêu thụ của máy giặt

Công suất tiêu thụ trung bình của máy giặt là 900W – 1100W.Điện năng tiêu thụ máy giặt 0.9 đến 1.1 k
Wh.

Tiết kiệm điện sử dụng máy giặt

Đối với máy giặt chúng ta hoàn toàn có thể tiết kiệm điện bằng cách rút chứng khi không có nhu cầu sử dụng. Một chiếc máy giặt dù không sử dụng nhưng cắm với nguồn điện thì lượng điện năng tiêu thụ ma của máy giặt một tháng cũng khoảng 3 – 4 số điện.Mỗi thiết bị điện trong gia đình tiết kiệm một tí điện, cộng dồn lại cuối tháng bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều điện năng từ việc rút dây điện thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng đến nữa. 

11. Hướng dẫn sử dụng biến báo tắt điện khi không sử dụng 

*
Biển báo tắt không sử dụng điện
Hiện nay tại các khu trung tâm thương mại, khu công cộng, nhắc nhở mọi người cùng nhau sử dụng điện tiết kiệm. Tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng nữa thường sẽ lắp biển báo tắt điện khi không sử dụng.Chúng ta cũng có thể sử dụng biện báo tắt điện khi không sử dụng nữa trong các gia đình, chung cư, tòa nhà, khách sạn, nhà hàng… để mọi người cùng nhau tiết kiệm điện.

Xem thêm: Bật Mí Du Lịch Đà Nẵng Chuẩn Bị Gì Phù Hợp Tiện Lợi Nhất Bạn Không Thể Bỏ Qua

Hy vọng từ những chia sẻ bên trên của chúng tôi, người sử dụng điện đã thấy được những lợi ích tắt các thiết bị điện khi không sử dụng nữa. Cùng nhau tiết kiệm điện là tiết kiệm chi phí nâng cao chất lượng đời sống.