Bạn đang xem bài viết ✅ Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 31 Bài tập cuối tuần lớp 2 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bạn đang xem: Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2


Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt – Tuần 31 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học. Mời các em học sinh cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.


Đêm nay bên bến Ô Lâu Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Nhớ khi trăng sáng đầy trời Trung thu Bác gửi những lời vào thăm. Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu. Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ. Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

(Cháu nhớ Bác Hồ, Thanh Hải)


II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Nhân vật “cháu” trong bài đang ở đâu?

A. Ở nhà

B. Bến Ô Lâu

C. Quê hương

Câu 2. Nhân vật cháu nhớ về ai?

A. Bác Hồ

B. Mẹ

C. Người bạn

Câu 3. Qua lời miêu tả của cháu, Bác Hồ hiện lên như thế nào?

Câu 4. Hãy kể một số bài thơ viết về Bác Hồ.

II. Luyện tập

Câu 1. Sắp xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp

cháu, cờ, Bác, ảnh, sao

a. Từ ngữ chỉ vật

b. Từ ngữ chỉ người

Câu 2. Đặt hai câu có sử dụng dấu chấm than.

Câu 3. Điền im hoặc iêm vào < >:

a. lặng < >

b. hồng x< >

c. t< > kiếm

d. t< > phòng

Câu 4. Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu:

(bác sĩ, trẻ em, dũng cảm)

a. … là chủ nhân tương lai của đất nước.

b. … có trách nhiệm chữa bệnh cho mọi người.

c. Anh Hùng đã … xông vào cứu cậu bé.

Câu 5. Kể lại truyện Chiếc rễ đa tròn.

Đáp án Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Tuần 31

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Nhân vật “cháu” trong bài đang ở đâu?

B. Bến Ô Lâu

Câu 2. Nhân vật cháu nhớ về ai?

A. Bác Hồ

Câu 3.

Bác Hồ hiện lên: Hiền từ, phúc hậu và giàu tình yêu thương


Câu 4.

Một số bài thơ viết về Bác: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Ảnh Bác (Trần Đăng Khoa),…

III. Luyện tập

Câu 1. Sắp xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp

cháu, cờ, Bác, ảnh, sao

a. Từ ngữ chỉ vật: cờ, ảnh, sao

b. Từ ngữ chỉ người: cháu, Bác

Câu 2. Đặt hai câu có sử dụng dấu chấm than.

Câu 3. Điền im hoặc iêm vào < >:

a. lặng im

b. hồng xiêm

c. tìm kiếm

d. tiêm phòng

Câu 4.

a. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước.

b. Bác sĩ có trách nhiệm chữa bệnh cho mọi người.

c. Anh Hùng đã dũng cảm xông vào cứu cậu bé.

Câu 5.

Gợi ý:

Vào một buổi sáng nọ, Bác Hồ đang đi dạo trong vườn. Khi đi đến chỗ cây đa, Bác nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác nói với chú cần vụ:

Lớp 1

Tài liệu Giáo viên

Lớp 2

Lớp 2 - Kết nối tri thức

Lớp 2 - Chân trời sáng tạo

Lớp 2 - Cánh diều

Tài liệu Giáo viên

Lớp 3

Lớp 3 - Kết nối tri thức

Lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Lớp 3 - Cánh diều

Tài liệu Giáo viên

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 6

Lớp 6 - Kết nối tri thức

Lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lớp 6 - Cánh diều

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 7

Lớp 7 - Kết nối tri thức

Lớp 7 - Chân trời sáng tạo

Lớp 7 - Cánh diều

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 10

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Lớp 10 - Cánh diều

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Giáo viên

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12


*

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tổng hợp 110 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 chọn lọc, có đáp án ba bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.


Mục lục Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)

Xem thử Bài tập cuối tuần TV2 KNTTXem thử Bài tập cuối tuần TV2 CTSTXem thử Bài tập cuối tuần TV2 CD

Chỉ 100k mua trọn bộ Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Học kì 2

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 1 - Kết nối tri thức

Thần đồng Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.

*

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 

Câu 1: Lương Thế Vinh là ai?

a. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán

b. Là một cậu bé rất nghịch ngợm

c. Là một thanh niên 23 tuổi

Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?

a. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi

b. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn

c. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên

Câu 3: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

a. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi

b. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên

c. Nghĩ ra một trò chơi hay

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :

Cầu ao .....oang vết mỡ

Em buông cần ngồi câu

Phao trắng tênh tênh ...ổi

Trên trời xanh làu ....àu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đ...`......

Ca sĩ là chim sẻ

Kh..".... giả là hoa v...`.......

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo v............

Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm ....ây dại, đàn ....iến vẫn

nhanh nhẹn, vui vẻ và ....iên nhẫn với ....ông việc ....iếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:

bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.

Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết

ĐÁP ÁN – TUẦN 1

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 

Câu 1: a

Câu 2: c

Câu 3: b

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :

Cầu ao loang vết mỡ

Em buông cần ngồi câu

Phao trắng tênh tênh nổi

Trên trời xanh làu làu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đàn

Ca sĩ là chim sẻ

Khán giả là hoa vàng

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo vang

Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm cây dại, đàn kiến vẫn

nhanh nhẹn, vui vẻ và kiên nhẫn với công việc kiếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:

bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.

Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết

Bút, cặp sách, vở, bảng, thước kẻ

Đọc, hát, lăn, viết, vẽ, phát biểu

Ngoan ngoãn, tinh nghịch, dịu hiền, chăm chỉ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 1 - Chân trời sáng tạo

I. Luyện đọc văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú B. kì lạ C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2 B. Ngày 1 tháng 6 C. Ngày 5 tháng 9

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

*

bàn học quét nhà

cà chua  mớ rau nhổ rau củ

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

M:Bé Mai đang quét nhà.

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

- con … ò - con … iến - con … ông

- con … uạ - cây … ầu - cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ :

a. Chỉ tính nết của trẻ em : M : ngoan ngoãn

b.Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

ĐÁP ÁN – TUẦN 1

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. B

2. A

3. C

4. C

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

*

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

 Bạn Hoa rất thích ăn món canh cà chua nấu thịt bằm.

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

- con … ò - con … iến - con … ông

- con … uạ - cây … ầu - cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ :

a. Chỉ tính nết của trẻ em : M : ngoan ngoãn

- Chăm chỉ, dễ thương, vui vẻ,…

b.Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

- Đá bóng, nhảy dây, ca hát,…

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

- Em và bạn Lan rất thích chơi nhảy dây

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 1 - Cánh diều

Bài 1: Đọc bài sau:

Hòn đá nhẵn

Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?

- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?

- Vì đá trên bờ đều thô ráp.

- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

- Nhờ nước ạ!

- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.

Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

(Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ)

*

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

a. Bạn cảm thấy rất hối hận.

b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.

c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.

2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?

a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.

b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.

c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.

3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?

a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.

b. Bạn tìm những viên đá to.

c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.

4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?

a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.

b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.

c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.

5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.

b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.

c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.

6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:

a. quyển nịch/chắc nịch b. làng tiên/xóm làng

c. cây bàn/cái bàn d. cái thang/hòn thang

Bài 2: Xếp các từ ngữ sau thành câu và ghi lại:

a. các bạn nam/trên sân trường/đá bóng

..........................................................................................................

b. cả lớp/cô giáo kể chuyện/chăm chú nghe

.........................................................................................................

Xem thêm: Người Việt Nam Đi Myanmar Có Cần Xin Visa Không? ? Đi Myanmar Có Cần Visa Không

Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống để giới thiệu với các bạn trong lớp về mình:

Mình tên là ...................................... Nhà mình ở .................Mình rất thích...................