Tình trạng dịch bệnh covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp có sự lây lan nhanh chóng. Theo đó, đeo khẩu trang là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa khả năng lây nhiễm dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp còn chủ quan trong việc phòng, chống dịch bệnh, không đeo khẩu trang, thơ ơ trước hậu quả. Trước tình hình đó, các cơ quan quản lý đã xử phạt nghiêm khắc những trường hợp này. Vậy mức xử phạt với hành vi không đeo khẩu trang là bao nhiêu? Ai là người có thẩm quyền xử phạt?

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Vì vậy, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng, chống Covid-19 sẽ bị xử phạt theo quy định.

Bạn đang xem: Không đeo khẩu trang phạt tiền

Tại khoản điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Như vậy, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt tới 03 triệu đồng.

Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

Ngoài ra theo Điều 6 Nghị định 117/2020 /NĐ-CP quy định về Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm.

Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cũng có thể bị xử phạt theo quy định trên

Thẩm quyền xử phạt: Căn cứ điều 103, điều 104, điều 106, điều 107, điều 108, điều 109, điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt đối với lỗi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm:

- Chủ tịch UBND các cấp.

- Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra cấp Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ.

- Trưởng Công an cấp huyện; Giám đốc Công an cấp tỉnh.

- Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển; Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế.


*
Mục lục bài viết

- Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.

Xem thêm: 20 mẫu trang trí phòng ngủ màu xanh lá cây đẹp cho nữ, 45+ phòng ngủ màu xanh lá cây

(So với hiện hành, liệt kê chi tiết các hành vi được coi là không chấp hành biện pháp bảo vệ cá nhân trong phòng chống dịch như: không đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế,…)

Cần lưu ý, hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng mắc bệnh dịch COVID-19 của bản thân hoặc của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).


Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law
designglobal.edu.vn
269 lượt xem
Từ khóa:
Liên quan Nội dung
TÌM KIẾM BÀI VIẾT
TÌM KIẾM
Liên quan Văn bản
MỚI CẬP NHẬT
CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
Giáo dục
Lương cơ sở
NGÂN HÀNG HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT
TÌM KIẾM
Tiêu điểm
*

Danh sách chuyên đề:
Báo cáo tóm lược văn bản mới - Nhà đất - Tư vấn luật - Chính sách mới - Án lệ - Biểu mẫu - Danh mục văn bản mới - Thông báo Văn bản mới - Điểm tin tuần nổi bật - Tài chính - Chính sách mới có hiệu lực - Lao động - Tiền lương - Cán bộ - Công chức - Viên chức - Đất đai - Nhà ở - Thuế - Phí - Lệ phí - Hải quan - Doanh nghiệp - Đầu tư - Hành chính - Bảo hiểm - Dân sự - Tập Án lệ - Tin tức về Án lệ - Kinh tế - Đời sống - Sức khỏe - Văn hóa - Thương mại - Quân sự - Lịch sử - Chuyện lạ - Hình sự - Giao thông - Giáo dục - Khác
*
designglobal.edu.vn