Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động khám phá khoa học ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức sơ đẳng, những biểu tượng đơn giản, chính xác, cần thiết về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học. Qua môn học giúp trẻ phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, khả năng tìm tòi, quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vật hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn, ngôn ngữ được phát triển. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu trên không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng về thế giới xung quanh cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tết giảng dạy, tôi thấy việc cho trẻ khám phá khoa học vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức, phương pháp dạy còn gò bó, chưa linh hoạt, sáng tạo... Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học, giáo viên phải là người hướng dẫn, giúp đỡ trẻ, làm thế nào để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái, không gò bó mà vẫn đạt được kiến thức, kỹ năng của hoạt động, đồng thời phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Chính vì vậy giáo viên phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu đề tài, những kiến thức, nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu, như vậy giờ học mới hiệu quả. Nhưng để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải tìm ra phương pháp sáng tạo giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn, qua đó để trẻ được hoạt động một cách hứng thú.

Bạn đang xem: Khám phá khoa học mầm non

2. Thực trạng của vấn đề.

2.1.Đặc điểm tình hình địa phương

Là một xã mà người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Người dân trong xã có truyền thống hiếu học lâu đời và đang có nhận thức đúng đắn hơn về bậc học mầm non. Tuy cơ sở vật chất của trường đã được xây dựng khang trang nhưng số phòng học cho trẻ vẫn còn thiếu, một số nhóm lớp còn phải ghép chung phòng học và học nhờ các phòng chức năng.

2.2. Về phía giáo viên và nhà trường

Là một cô giáo trẻ được học tập và nắm vững chuyên môn, với tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, tích cực trong công việc. Tôi đã hiểu được mục đích yêu cầu, tầm quan trọng, tính cấp thiết và khả năng của bộ môn khám phá khoa học đối với trẻ mầm non nên tôi đã cố gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất, phù hợp với tình hình địa phương và lớp để đạt được kết quả cao trong việc dạy và học của trẻ. Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự các lớp chuyên đề, hội giảng về môn “Khám phá khoa học” ở trong và ngoài trường.

2.3.Thực trạng của trẻ

Trước khi tiến hành sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non”, tôi cùng ban giám hiệu tổ chức khảo sát trẻ ở lớp tôi đầu năm học 2020 - 2021 và thu được kết quả như sau:

Thời gian

Số trẻ

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

Tháng 9/2020

30

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

Số trẻ

Tỷ lệ (%)

4

13.3

8

26.6

13

43.3

5

16.6

Từ kết quả trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mấm non như sau:

3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

3.1.Chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề, với từng bài trước khi lên lớp.

Ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của bộ môn, việc chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học cũng là một khâu rất quan trọng.

Đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng với trẻ mầm non vì từ những đồ dùng trẻ được trực tiếp hành động. Thông qua đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh nhanh hơn vì tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động. Đặc biệt là môn “Khám phá khoa học”, đồ dùng trực quan phải có tính giáo dục thẩm mỹ, an toàn cho trẻ khi trẻ quan sát và trải nghiệm. Nó phải phù hợp với từng nội dung của từng bài dạy, từng chủ đề và phức tạp dần theo nhận thức của trẻ. Đồ dùng phải đa dạng, đa tính năng, thuận tiện cho việc sử dụng, một loại đồ dùng không những xuyên suốt trong 1 tiết học mà còn có thể sử dụng nhiều tiết khác nhau nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Đồ chơi thí nghiệm với nước: Cô có thể gắn hình ảnh hoa, con vật, các hình, các chữ cái, chữ số... trên mặt sao cho phù hợp với từng loại tiết mà cô muốn dạy trẻ. Trước khi tiến hành thí nghiệm, cô trò chuyện cùng trẻ về đồ dùng đồ chơi và những hình ảnh trẻ nhìn thấy trên những đồ dùng mà cô đã chuẩn bị. Cho trẻ đưa ra ý tưởng thử nghiệm với đồ dùng đó bằng cách khác nhau. Trẻ có thể thực nghiệm thí nghiệm về dòng nước chảy của nước, cũng có thể quan sát vật chìm vật nổi, những vật, những chất có thể tan hay không tan trong nước, khả năng lọc nước thông qua các vật khác nhau... để rèn khả năng nhận biết phán đoán, tư duy trừu tượng, sáng kiến ứng dụng tạo trong khi chơi.

*

(Trẻ chơi với nước)

Hoặc chủ dề “Cây xanh quanh bé - Tết và mùa xuân”, khi thực hiện đề tài “Cây xanh và môi trường sống” tôi không những phải chuẩn bị slide hình ảnh về sự phát triển của cây, các bức tranh đẹp, phù hợp mà tôi còn chuẩn bị các chậu cây thí nghiệm trước 1 tuần sau đó sắp xếp thành một mô hình vườn cây thật cho trẻ quan sát để trẻ được trực tiếp ngắm nhìn, sờ và cảm nhận từ đó khắc sâu kiến thức của bài học vào tâm trí của trẻ.

Hay ở chủ đề “Gia đình thân yêu của bé”, với đề tài “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”. Tôi đã chuẩn bị rất nhiều hình ảnh về các loại đồng dùng sử dụng bằng điện và các hình ảnh nguy hiểm khi sử dụng điện ở trên màn tivi cho trẻ quan sát, nhận xét. Ngoài ra tôi chuẩn bị đồ điện thật cho trẻ

quan sát về hình dáng, kích thức, công dụng của các đồ dùng đó. Qua hoạt động này tôi thấy trẻ rất thích thú, hào hứng tìm hiểu. (Giáo án minh họa số 02)

Không những thế, việc sử dụng đồ dùng khéo léo, đúng lúc, hợp lý, khai thác triệt để và tiến hành nghiên cứu chúng trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ là yếu tố quan trọng.

Ví dụ: Khi đưa ra một loại đồ dùng nào đó cô cũng cần có những thủ thuật nhỏ. Ví dụ như: trò ảo thuật vui nhộn, hoặc tạo một số tính huống cho trẻ bất ngờ, hứng thú và tập trung cao với đồ chơi cô đưa ra. Vị trí để đồ dùng, đồ chơi cũng cần được chú ý, phải để ở những chỗ mà trẻ dễ quan sát, dễ sử dụng. Trong khi sử dụng các đồ dùng trực quan, cần dùng những lời giải thích ngắn gọn, hợp lý, cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn trẻ quan sát những dấu hiệu cơ bản của đối tượng nghiên cứu và cần dạy trẻ phản ánh những điều nhận biết bằng lời nói. Quan trọng hơn cả là trẻ phải được trực tiếp chơi, trực tiếp khám phá về đồ chơi theo gợi ý, định hướng của cô, cũng có thể cho trẻ tự nêu những ý tưởng chơi với đồ chơi từ đó sẽ phát huy sự sáng tạo và tính tích cực cao cho trẻ.

Từ việc chuẩn bị tốt bài dạy, đồ dùng dạy học phù hợp tôi thấy trẻ lớp tôi rất hào hứng, thích thú, không thấy mệt mỏi khi tham gia hoạt động.

3.2. Tạo môi trường trải nghiệm trong và ngoài lớp học.

Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hàng ngày đến trẻ. Một môi trường học tập tốt, có hiệu quả là môi trường gây hứng thú, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Đó là nơi đáp ứng tốt nhất cho mục đích chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy trang trí môi trường lớp học luôn được tôi quan tâm hàng đầu. Ở mỗi chủ đề, tôi luôn dành thời gian nghiên cứu, thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó. Đồ dùng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kích thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi luôn đảm bảo tính thuận tiện, góc khám phá phải được bố trí thật nổi, đẹp mắt đảm bảo tính thẩm mĩ, chính xác. Khi trẻ đến góc khám phá khoa học thì nhiệm vụ của giáo viên là phải giúp trẻ hiểu rõ về đặc điểm, tác dụng của đồ dùng, đồ chơi đó.

Ngoài ra tôi còn chú ý trang trí lớp học, phòng học hài hòa hợp lý tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn luôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo nội dung từng bài.

Không những chú trọng trang trí bên trong lớp mà trang trí ngoài lớp học cũng được tôi quan tâm như: Khu vực chơi tôi gắn những mô hình dòng nước chảy, sự phát triển của con gà, sự chuyển màu của quả, góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ khám phá khoa học. Tôi luôn nhận thấy khu vực chơi ngoài trời là nơi trẻ được hoạt động và chú ý rất nhiều, qua học tập trên mạng cũng như các trường bạn tôi đã trang trí những hình ảnh, đồ chơi ngộ nghĩnh để trẻ có thể chơi và trải nghiệm ở giờ chơi tự do, hay những lúc đón trẻ...

*

*

Với việc tạo môi trường như vậy trẻ được tiếp cận trực tiếp, khám phá, luyện tập lại các thí nghiệm trên tiết học từ đó củng cố, khắc sâu thêm kiến thức.

3.3.Sưu tầm, sáng tạo một số trò chơi nhằm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Đối với trẻ mẫu giáo, trẻ học thông qua các hoạt động vui chơi, không gò bó. Mỗi trẻ có một cách học, tốc độ học khác nhau. Nhìn chung, để trẻ học tốt môn “khám phá khoa học” ở lứa tuổi mẫu giáo, các yếu tố hàng đầu cần: Tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập để tăng tính tiếp xúc, trải nghiệm và trau dồi các kiến thức. Để làm được điều đó thì việc giáo dục phải luôn chú trọng lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy để có thể hỗ trợ tốt cho trẻ, cần hiểu rõ khả năng và sở thích của trẻ để có thể động viên, khuyến khích trẻ phát huy các mặt mạnh, giúp trẻ tự tin để có động lực phát triển và ham muốn học hỏi. Môi trường cùng với điều kiện tốt nhất sẽ giúp trẻ tự do thể hiện, phát triển khả năng nhận thức, tuy nhiên hoạt động trải nghiệm tốt nhất với trẻ là thông qua các trò chơi vì ở lứa tuổi mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo.

Qua trò chơi rèn luyện được tính độc lập, tính sáng tạo của mình. Đặc biệt là trò chơi trong “Khám phá khoa học” là một trong những phương tiện dạy học nhằm thúc đẩy sự hình thành những biểu tượng về môi trường xung quanh, nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố.

Trò chơi trong hoạt động khám phá khoa học là một dạng trò chơi học tập đều được sử dụng với mục đích nhận biết, củng cố, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng khám phá của trẻ. Trẻ tiếp nhận học tập như nhiệm vụ chơi, do vậy tính tích cực của hoạt động nhận thức trong khi chơi được nâng cao. Đặc biệt trò chơi cũng có sử dụng chức năng là một phương pháp dạy học, khi toàn bộ tiết học được lồng vào một trò chơi, mà trẻ là người tham gia chính.

Chính vì vậy trong các tiết khám phá nói riêng và các hoạt động khác nói chung, tôi luôn cố gắng, suy nghĩ và sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm thay đổi hoạt động, chống sự nhàm chán, mệt mỏi, rời rạc của tiết học khám phá, để trẻ hứng thú tham gia học.

Ví dụ: Với đề tài “Bé với mưa” tôi đã tổ chức cho trẻ chơi “Trời nắng trời mưa” Trẻ sẽ tập trung chơi trò chơi và trò chuyện cùng cô, tiếp theo là trò chơi “Kể nhanh, nói đúng” kích thích sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, suy luận phát triển ngôn ngữ của trẻ, hoặc trò chơi “Bật ô dán đúng tranh” để trẻ được trải nghiệm thực hành về đặc điểm cũng như lợi ích, tác hại của mưa, ngoài ra tôi còn thiết kế trò chơi “Mưa to mưa nhỏ” và trò chơi “Đội nào giỏi nhất” nhằm củng cố lại những gì trẻ đã phát hiện được qua hoạt động cũng như khắc sâu kiến thức. (Giáo án minh họa 01)

Tương tự với đề tài: KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”. Ngay từ đầu tiết học tôi đã tổ chức cho trẻ tham gia chơi các trò chơi bằng các phần thi trong các phần chơi, trẻ được tham gia chơi các phần chơi trong chương trình một cách nhẹ nhàng, Từ các phần chơi đó trẻ lĩnh hội các kiến thức về các đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình. Ngoài ra trẻ biết được tên các đồ dùng, cách sử dụng và sử dụng như thể nào để an toàn. (Giáo án minh họa 02)

Khi cho trẻ chơi trò chơi, tôi luôn chú ý đến nội dung, hành động và luật chơi. Phải nâng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận biết đến thực hành trải nghiệm, khám phá. Trong quá trình chơi, tôi luôn dựa vào khả năng tiếp thu của trẻ để nâng dần mức độ, yêu cầu của trò chơi bằng cách phức tạp dần yêu cầu của trò chơi, điều kiện chơi, hiệu lệnh, luật chơi để trẻ được thực sự luyện tập, củng cố kiến thức. Ngoài ra, để dạy trẻ trải nghiệm với khám phá khoa học theo yêu cầu giáo dục đổi mới, tôi luôn thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập một cách linh hoạt giữa động, tĩnh phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện cụ thể của lớp… Tóm lại trò chơi góp phần rất quan trọng trong việc giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tự nhiên, tránh áp lực nặng nề, tạo sự thoải mái, chủ động đồng thời củng cố, rèn luyện khắc sâu kiến thức cho trẻ.

3.4. Phương pháp lồng ghép khám phá khoa học vào các hoạt động khác và cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi.

Việc tích hợp, lồng ghép “Khám phá khoa học” vào các môn học khác giúp tiết học trở nên sinh động hơn, khắc sâu được kiến thức đã học cho trẻ nếu được cô tích hợp khéo léo, linh hoạt, kịp thời. Từ đó có thể thực hành, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách tự nhiên nhất.

* Tích hợp với môn toán.

Ví dụ: Khi dạy trẻ nhận biết về các khối trước tiên cô phải cho trẻ sờ, lăn, xếp chồng cũng như hoạt động chơi các trò chơi với các khối từ đó trẻ sẽ có những nhận biết chính xác và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các khối mà trẻ được học.

Tương tự với tiết toán số, cô có thể dạy trẻ đếm các bộ phận trên cơ thể mình ví dụ hãy tìm những bộ phận trên cơ thể của con có số lượng là 1, 2, 5, 10, hoặc hãy tạo nhóm có 6 chiếc mũi, 8 cái chân... Để thực hiện tốt và nhanh chóng yêu cầu này, trước tiên trẻ đã phải có những hiểu biết về cơ thể mình, hoặc có thể phối hợp với bạn để có đủ số lượng bộ phận theo yêu cầu của cô.

* Tích hợp với văn học.

Ví dụ: Khi cho trẻ học bài thơ “Ăn quả” hoặc bài thơ “Họ nhà cam quýt” Tôi đã tiến hành tặng cho trẻ hộp quà, trẻ sẽ được sờ, nắn, nếm, gửi để cảm nhận được đầy đủ là quả gì? Quả có hình gì? Màu gì? Mùi vị của chúng như thế nào? Thông qua tiếp xúc, mùi vị của các loại quả sẽ kích thích mạnh vào trí não của trẻ khi được trải nghiệm thực tế thì trẻ đã nắm vững những kiến thức tôi muốn truyền đạt, yêu thích bài thơ, thích được ăn nhiều loại quả vì chúng có vị rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Hoặc với câu chuyện: “Tôm, cua, cá thi tài”. Qua câu chuyện trẻ biết được cách di chuyển cũng như quá trình phát triển của các con vật như cua thì bò ngang, cá thì bơi thẳng về phía trước còn tôm thì lại bơi lùi. Đây có lẽ là những phát hiện rất mới lạ và thú vị đối với trẻ.

* Tích hợp với tạo hình.

- Làm album về vòng đời của con bướm, gà con nở ra như thế nào, quá trình tạo mưa, vẽ chân dung bé, cắt dán ngôi nhà, vẽ trời mưa... Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ đã được quan sát, nhận biết cũng như nhớ lại các đặc điểm của sự vật hiện tượng, của cây, hoa quả, con vật để mình vẽ lại, xé, cắt dán những tác phẩm theo yêu cầu.

* Tích hợp với chơi ngoài trời.

Chơi, hoạt động ngoài trời là sân chơi bổ ích, lý tưởng để trẻ có thể thực hành trải nghiệm khám phá khoa học. Hàng ngày trẻ được hòa mình với thiên nhiên, tìm tòi khám phá các hiện tượng, sự vật xung quanh. Thông qua hoạt động chơi ngoài trời, trẻ được chơi với đất, nước, cát, sỏi, chai nhựa, tìm hiểu về thời tiết, về không khí, cây cối quanh mình, trẻ được thực hành các trải nghiệm trồng và chăm sóc cây… những thí nghiệm nhỏ, vui mà ý nghĩa như thí nghiệm trứng chìm trứng nổi, những chất tan hay không tan, sự biến đổi của màu sắc trước ánh sáng... Tất cả những hoạt động này đã thật sự tạo ra những cơ hội hấp dẫn để trẻ được hòa mình vào khám phá thiên nhiên.

Không những trên tiết học mà tôi còn cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm ở mọi lúc, mọi nơi nhất là thời gian đón trẻ, tôi cho trẻ chơi tự do với các thí nghiệm, các mô hình cũng như kiểm tra lại những thí nghiệm cần thực hiện trong thời gian dài.

Với việc làm như vậy tôi không những đã giúp trẻ ôn luyện, khắc sâu kiến thức mà còn giúp phụ huynh biết được hôm nay con mình được học những gì ở trường.

Nhờ sự khéo léo, linh hoạt tích hợp khám phá khoa học vào các môn học, tôi nhận thấy trẻ vô cùng hứng thú, trẻ không những thích thú tìm hiểu khám phá về môi trường cũng như các hiện tượng, những điều kỳ thú quanh trẻ mà trẻ còn hào hứng tham gia tất cả các hoạt động. Nhìn các con hăng hái, say sưa nhận xét, tìm hiểu, phán đoán tôi thầm nhận thấy mình đã thành công. Nhưng không dừng lại ở đó, để trẻ hào hứng tham gia “Khám phá khoa học” hơn nữa, bản thân tôi không ngừng tích cực, năng nổ trong việc thiết kế các thí nghiệm, nhằm tạo cơ hôi cho trẻ có những trải nghiệm thật ý nghĩa, thiết thực và bổ ích.

3.5. Xây dựng các thí nghiệm vào các hoạt động khám phá khoa học.

Cách tốt nhất phát triển trí tưởng tượng cho trẻ mầm non là cho trẻ tiếp xúc thật nhiều để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh bởi nó sẽ giúp phát triển khả năng phán đoán, khám phá hiện tượng, sự vật xung quanh trẻ và rèn kỹ năng quan sát tốt để tìm ra kết quả chính xác. Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải cho trẻ trải nghiệm, thực hành để trẻ được quan sát, ngắm ngía, trò chuyện về hiện trạng ban đầu của sự vật làm thí nghiệm, phán đoán kết quả thí nghiệm

thì mời giúp trẻ nhận thức một cách chính xác về hiện tượng. Từ những vấn đề trên tôi đã sưu tầm những cách dạy trẻ sáng tạo để phát triển tốt nhất cho trẻ.

Ví dụ: Thí nghiệm 1 Sự nảy mầm từ hạt”

* Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được.

* Chuẩn bị: Hạt đỗ đen, đỗ tương,... 3 cốc nhựa nhỏ, đất, bình nước.

* Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt vào cốc có sẵn đất. Đặt 2 cốc nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Cốc còn lại đặt vào trong bóng tối và không tưới nước.

*

(Sự nảy mầm từ hạt)

Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong cốc được tưới hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn cốc không được tưới hàng ngày sẽ không nảy mầm. Lúc này cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên.

Vì trẻ mẫu giáo lớn nên tôi cho trẻ tự làm và nêu kết quả thực nghiệm của bản thân.

* Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được là nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và được tưới nước đầy đủ. Ngược lại, cây không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.

Ví dụ: Thí nghiệm 2 “Các lớp chất lỏng”.

* Mục đích:

- Trẻ biết phân biệt các chất lỏng khác nhau: Dầu, nước, siro.

- Nhận biết lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới, lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng, còn lớp nước ở giữa.

* Chuẩn bị:

- Một cốc dầu ăn, 1 ly nước, 1 cốc siro, các thẻ màu đỏ, trắng, vàng.

* Tiến hành:

- Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng, dầu ăn, nước, siro.

- Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: Miếng nhựa đỏ, vàng, trắng.

- Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 1 và đổ vào ly trước. Và chọn miếng nhựa có màu tương ứng gắn lên bảng.

- Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Cho trẻ tự đoán nó sẽ ở vị trí nào trong cái ly, chọn thẻ nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan sát lớp chất lỏng thứ 2 ở vị trí nào trong ly có đúng như dự đoán của trẻ không.

- Làm tương tự với chất lỏng thứ 3.

- Cho trẻ quan sát vị trí các lớp ở trong ly để rút ra kết luận: Lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nước nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu nên ở giữa. Lớp trên cùng là lớp dầu vì nó nhẹ hơn lớp nước và siro.

Ví dụ: Thí nghiệm 3 “Cuộc chạy đua của 3 cây nến”.

* Mục đích:

- Trẻ nhận biết được không khí xung quanh.

- Trẻ biết nến cháy nhờ không khí ôxy. Khí ôxy hết thì nến sẽ tắt.

- Trẻ rút ra được nhận xét: Cây nến nào cháy lâu nhất? Tại sao?

* Chuẩn bị: 3 cây nến, bật lửa, 2 cốc thủy tinh lớn và nhỏ cho mỗi nhóm.

* Tiến hành:

- Cho trẻ quan sát và gọi tên các dồ dùng cô đã chuẩn bị.

- Hỏi trẻ gắn lên đĩa bằng cách nào?

- Cô gắn cho từng nhóm để trẻ quan sát.

- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa nến còn lại được đậy bởi 1 cốc thủy tinh nhỏ. Cô hỏi trẻ: Hiện tượng gì xảy ra? Cây nến nào cháy lâu hơn?

- Cô tiếp tục đốt cây nến nữa và úp vào cốc thủy tinh to hơn. Cô hỏi trẻ: Hiện tượng gì xảy ra? Cho trẻ dự đoán xem cây nến nào cháy lâu nhất trong 3 cây nến?

- Cho trẻ quan sát cho đến khi 2 cây nến ở trong cốc tắt dần.

*

+ Trẻ tự rút ra kết luận: Cây nến với nhiều không khí xung quanh có thể tiếp tục cháy sau khi 2 cây nến ở trong cốc đã tắt. Cây nến trong cốc lớn có nhiều không khí hơn nên sẽ cháy lâu hơn cây nến ở cốc nhỏ.

Ví dụ: Thí nghiệm 4 “Quả trứng thần bí”.

* Mục đích:

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán.

- Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết.

* Chuẩn bị: 3 quả trứng sống, 3 cốc nhựa đựng nước và hộp đựng muối, đường.

* Tiến hành: Cô hỏi trẻ các đồ dùng cô đã chuẩn bị, trẻ đoán xem cô sẽ làm gì với những đồ dùng này. Trẻ đánh dấu thứ tự 3 cốc nước.

+ Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào.

+ Cốc 2: Đổ nước tinh khiết và cho từ 4-5 thìa muối. Khi muối đã tan ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng.

+ Cốc 3: Cho nước và đường khuấy đều.

- Trẻ nhận xét khi thả trứng vào thì trứng sẽ nổi lên trên mặt nước ở cốc 2 và 3.

- Cô cho trẻ quan sát và rút ra kết luận:

+ Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc.

+ Cốc 2, 3 Trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối, đường cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối, đường nâng đỡ nên không thể chìm xuống được.

Ví dụ: Thí nghiệm 5 “Nhuộm màu cho cây cải thảo”.

* Mục đích:

- Trẻ biết cây cải thảo hút màu qua những ống hẹp trong cuống hoa và có khả năng biến đổi thành màu đó.

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý.

* Chuẩn bị: Thực phẩm màu và cây cải thảo cùng cốc nhựa hoặc cốc thủy tinh trong suốt.

* Thí nghiệm: Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ. Trẻ có thể đoán xem cô sẽ làm gì với các dụng cụ này.

- Cho trẻ đánh dấu 3 lọ nước, sau đó đổ màu vào lọ nước thứ 3, sau đó đặt 3 cây cải thảo vào 3 lọ nước.

- Cô cho trẻ quan sát sau nhiều giờ, cuối cùng các cây cải thảo đặt trong lọ sẽ chuyển sang màu của nước trong lọ.

*

* Giải thích hiện tượng: Các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động sẽ đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây khiến cho lá cây bị cắm vào những chiếc lọ có phẩm màu sẽ chuyển màu theo đúng màu sắc của chiếc ly chứa phẩm màu. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả hoa, cỏ và thân cây.

Ví dụ: Thí nghiệm 6 “Giấy không bị ướt khi tô màu sáp”.

* Mục đích: Giúp trẻ tư duy tốt và sáng tạo hơn.

* Chuẩn bị: Giấy, sáp màu.

* Tiến hành thí nghiệm:

+ Thực hiện cho trẻ tô màu kín lên giấy trắng.

+ Sau đó đổ nước vào giấy sẽ thấy giấy không bị thấm nước hay bị ướt.

Từ thí nghiệm này mà trẻ có thể rút ra được nhiều bài học. Chẳng hạn khi đi dưới trời mưa, nếu không có áo mưa, trẻ có thể tư duy đến cách này. Tuy đơn giản thôi nhưng nó kích thích trí não của trẻ hoạt động và phát triển hơn.

Trong quá trình thực hiện tôi thấy trẻ rất hứng thú, nhanh nhẹn linh hoạt và phát triển nhiều vốn kinh nghiệm, vốn từ, khả năng tư duy cao. Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón kết quả, qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiện tượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và tích cực trao đổi với cô, với bạn.

4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy khám phá khoa học.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, sự phát triển của hệ thống mạng cùng với những tiện ích, ứng dụng phong phú đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mọi người, mọi ngành và đặc biệt là ngành giáo dục. Chính vì vậy ngay từ bậc học mầm non đã được làm quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dục không thể thiếu. Không chỉ đối với người lớn mà đối với trẻ em mầm non thì công nghệ thông tin luôn mang lại nhiều điều kỳ thú và hữu ích trong việc tiếp thu những kinh nghiệm sống.

Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiến thức cho trẻ không phải sự vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ trực tiếp tri giác, nhất là đối với hoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới nước, quan sát máy bay, các hiện tượng tự nhiên,... Hay chúng ta không thể có thời gian để chúng ta chứng kiến những hiện tượng tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản của

một số loài vật nuôi,... Chính vì vậy để trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh một cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.

Được ưu thế là một giáo viên trẻ và có khả năng sử dụng công nghệ thông tin khá thành thạo, tôi rất quan tâm và thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin như các bài powerpoint, Elearning vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học “Khám phá khoa học” trẻ tỏ ra rất hào hứng, thích thú và cũng giúp trẻ nhận biết sự vật hiện tượng một cách rõ ràng hơn.

Ví dụ: KPKH “Bé với mưa”

Tôi đã sử dụng bài powerpoint trình chiếu các dạng mưa rào, mưa phùn, mưa bay... thông qua việc trình chiếu và xem sẽ cung cấp cho trẻ biết được mưa rào, mưa phùn, mưa bay là như thế nào. Sau đó tôi cho xem quá trình tạo thành mưa qua câu chuyện “Giọt nước tí xíu” vừa là truyện vừa đáp ứng việc cung cấp kiến thức cho trẻ về quá trình tạo thành mưa… (Giáo án minh họa số 01)

Hay đối với tiết KPKH “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ được xem rất nhiều các đồ dùng sử dụng bằng điện khác mà trẻ chưa biết, còn được xem một số video ngắn về tai nạn khi sử dụng điên. Từ những hình ảnh trên trẻ sẽ rút ra được cách sử dụng đồ điện như thế nào cho an toàn. Thông qua trình chiếu trẻ vừa được giải trí và cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn vẹn với hình thức này. (Giáo án minh họa số 02)

Với những tác dụng của công nghệ thông tin mang lại tôi đã sưu tầm thêm một số trò chơi thông minh có liên quan đến chủ đề, chủ điểm mà trẻ đang học, giúp trẻ thỏa mãn tò mò cũng như củng cố, mở rộng hiểu biết về bài học cho trẻ.

4.7. Phối hợp với phụ huynh.

Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau vài ngày nghỉ hoặc 2 - 3 ngày sau trẻ sẽ không nhớ được những điều cô dạy, hay chỉ nhớ một chút. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phu huynh về tính cách trẻ, tình hình học tập của trẻ trên lớp để phụ huynh hiểu rõ hơn về con cái mình.

Sau mỗi giờ học thí nghiệm tôi luôn ghi lại những đồ dùng, cách thực hiện thí nghiệm đơn giản mà phụ huynh có thể làm được để thực hiện tại nhà. Tôi giới thiệu một số thí nghiệm mà trẻ đã được làm ở lớp để về nhà trẻ ôn luyện và làm lại. Ngoài ra tôi còn tư vấn cho phụ huynh mua hoặc sưu tầm thêm những đồ dùng, đồ chơi cho con được thực hành trải nghiệm.

Ví dụ: Tiết khám phá “Các loại lá” Tôi trao đổi với phụ huynh cùng giúp giáo viên hái lá cây đến để cho trẻ hoạt động. Ngay hôm sau đến tiết đó trẻ đã có đầy đủ các loại lá phong phú và trẻ biết tên lá, biết đặc điểm của cây đó rõ hơn và trẻ rất vui mừng vì mình đã chuẩn bị được đồ dùng để phục vụ tiết học.

Tôi đưa ra các yêu cầu, các bài tập để trẻ mang về nhà cùng bố mẹ làm thí nghiệm cô giáo giao cho.

Ví dụ: Như yêu cầu trẻ về quan sát, tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình, các đồ dùng trong gia đình, hoặc cô đưa cho mỗi trẻ 1 loại hạt, yêu cầu trẻ về nhà trồng và đưa ra điều kiện hôm nào sẽ mang đến lớp để cô kiểm tra…

Chính vì vậy phụ huynh càng thấy được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình. Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy mối quan hệ giữa tôi và phụ huynh trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Phụ huynh thêm hiểu về con em mình, hiểu về bộ môn “Khám phá khoa học”, hiểu về môi trường giáo dục mà con em mình đang theo học.

Từ việc phối hợp với phụ huynh tôi có thêm thông tin về khả năng khám phá của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp hơn.

5. Kết quả đạt được.

Qua sự tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non” trong năm học 2020 - 2021 tôi đã thu được những kết quả đáng kể như sau:

5.1. Về phía giáo viên.

- Nắm chắc phương pháp giảng dạy từng loại tiết. Linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các thí nghiệm, tự tin khi tổ chức các hoạt động “Khám phá khoa học”.

- Lớp được trang trí nhiều đồ dùng, đồ chơi, mô hình thí nghiệm cho trẻ trải nghiệm đẹp mắt, hấp dẫn, dễ thực hiện, gần gũi và mang lại hiệu quả cao.

- Sử dụng công nghệ thông tin thành thạo hơn, tiếp cận nhiều phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm.

- Nắm được tâm sinh lý của từng trẻ và có các biện pháp giáo dục phù hợp.

- Đã tích hợp lồng ghép khám phá khoa học vào các môn học khác một cách hợp lý, hiệu quả, giúp cho hoạt động thêm phong phú và trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động hơn.

- Qua các đợt kiểm tra, hội thi, hội giảng đều được nhà trường đánh giá, xếp loại tốt.

5.2. Chất lượng của trẻ.

Trẻ hứng thú say mê với các tiết học “Khám phá khoa học”. Qua các biện pháp trên, trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ ở lớp tôi rất hứng thú, phát triển khả năng tư duy cao. Trẻ tò mò, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ mạnh dạn tự tin, tiếp thu bài tốt, hăng hái phát biểu và đề ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thu nhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đời sống hàng ngày.

Trẻ biết tự mình khám phá bằng các giác quan và có sự trao đổi giữa cô và bạn. Chính vì thế tôi đã hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong khoa học. Tôi có thể khẳng định rằng trẻ thực sự được là trung tâm, được tự do thể hiện, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trả lời, phát biểu ý kiến.

Qua đối chứng thực tế, tôi thấy rõ chất lượng của trẻ được tăng lên rõ rệt, đó chính là những thành công từ bài học kinh nghiệm được rút ra qua thực tế tôi giảng dạy tại lớp tôi. Cụ thể:

Thời gian

Số trẻ

Khảo sát sự tiến bộ về khả năng nhận biết, phán đoán, so sánh các biểu tượng khoa học ở trẻ.

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

Đầu năm học

30

4

13.3

8

26.6

13

43.3

5

16.6

Cuối học kỳ I

30

10

33.3

13

43.3

7

23.3

0

0

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Là giáo viên đã đứng lớp nhiều năm phải thực sự tâm huyết, gắn bó với nghề, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, phát huy vai trò của người giáo viên trong mọi công việc được giao, tích cực học tập về chuyên môn nghiệp vụ. Nắm chắc về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từng lứa tuổi, biết sưu tầm, thay đổi đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, phù hợp với tiết dạy, chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi lên lớp. Biết xây dựng môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ trải nghiệm đẹp, phong phú đa dạng. Biết lựa chọn, tích hợp khám phá khoa học vào các hoạt động một cách hợp lý, sáng tạo. Biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan, công nghệ thông tin theo phương pháp luôn lấy trẻ làm trung tâm và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa ban giám hiệu, phụ trách chuyên môn và giáo viên, giữa giáo viên với nhau, giữa gia đình và nhà trường để cùng thống nhất mục tiêu giúp trẻ phát triển.

Về trang thiết bị: Cần thường xuyên có đồ dùng trực quan để dẫn dắt và giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là trang thiết bị kỹ thuật như: Máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa...

Về phía lãnh đạo và bạn bè, đồng nghiệp: Được sự ủng hộ, góp ý chân thành của lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp. Đề xuất với ban giám hiệu để sáng kiến được áp dụng không chỉ ở lớp mình mà còn được áp dụng ở các lớp khác trong khối, trong trường và có thể được mở rộng sang các trường bạn để sáng kiến thực sự có kết quả tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới, vấn đề tạo ra một lớp người mới phát triển toàn diện cho tương lai là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, chăm lo. Giáo dục mầm non có vai trò quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì đòi hỏi giáo viên ngoài lòng nhiệt tình thì phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.

Kinh nghiệm cho thấy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng hoạt động khám phá khoa học nói riêng, giáo viên cần nắm chắc nội dung, phương pháp, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp, linh hoạt tạo các tình huống cho trẻ trải nghiệm.

Trước tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học, bản thân tôi phải tiếp tục phấn đấu hơn nữa về mọi mặt, tiếp tục học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự bồi dưỡng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để có được những kiến thức vững vàng áp dụng vào việc chăm sóc, giáo dục thế hệ mầm non tương lai của đất nước, góp phần vào sự nghiệp giáo dục ngày càng vững bước đi lên.

2. Khuyến nghị .

- Phòng giáo dục cũng như các ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, đồ dùng dạy học cho các cháu. Đặc biệt là những đồ dùng, các phương tiện hiện đại.

- Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kiến thức giảng dạy cho giáo viên.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho giáo viên yên tâm giảng dạy.

- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các buổi sinh hoạt chuyên đề “Khám phá khoa học”, các hội thi đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.

- Bản thân giáo viên phải luôn học hỏi, tham khảo tài liệu, tìm tòi khám phá để tự hoàn thiện mình trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi thực hiện đề tài. Bản thân tôi có nhiều cố gắng song chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của của bạn bè đồng nghiệp, lãnh đạo các cấp để đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học ở trường mầm non” của tôi được hoàn thiện hơn nữa.

Các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non mang lại những giờ phút thư giãn cho các bé. Xem ngay 5 trò chơi khám phá khoa học cho bé hay nhất ngay sau đây.


Vai trò của các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Các trò chơi phá khoa học khoa học cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Bởi các trò chơi khám phá sẽ cho trẻ mang lại nhiều tác dụng đặc biệt như:

Giúp bé sớm hình thành kỹ năng tư duy sâu

Trò chơi khám phá khoa học giúp trẻ hình thành kỹ năng tư duy, phân tích mọi sự vật và hiện tượng xung quanh một cách tự nhiên nhất. Đồng thời rèn luyện trẻ khả năng quan sát, nhận xét, khái quát một vấn đề trong khi chơi trò chơi. Từ đó tạo tiền đề kích thích não bộ của trẻ phát triển.

*

Trò chơi khám phá khoa học giúp trẻ hình thành nhiều kỹ năng quan trọng.

Giúp trẻ củng cố kiến thức có sẵn, mở rộng hiểu biết của trẻ

Các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non giúp bé có thêm nhiều kiến thức bên ngoài sách vở. Trẻ sẽ dần được bổ sung, mở rộng hiểu biết về xung quanh một cách tự nhiên nhất.

Đặc biệt, khi trẻ mầm non có cơ hội khám phá khoa học sẽ giúp trẻ có nền tảng vững chắc, cái gốc ngay từ nhỏ. Sau này khi gặp chương trình khó hơn, trẻ dễ dàng vượt qua chúng. Hơn nữa, việc cung cấp kiến thức khoa học cho trẻ ngay từ nhỏ góp phần quyết định thành công của trẻ trong tương lai.

Kích thích sự tò mò, ham khám phá và tính kiên nhẫn ở trẻ

Dùng trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non sẽ kích thích tò mò của trẻ lên mức tối đa. Khám phá khoa học khơi gợi ham học ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ không thích mình đứng ngoài cuộc chơi, không thích chỉ đứng xem ba mẹ chơi mà muốn tự mình làm chủ cuộc chơi.

Ba mẹ chỉ nên hỗ trợ một phần nào đó thôi chứ không nên dạy trẻ chơi từng tí một như vậy không khai thác được tiềm năng của trẻ. Để trẻ tự khám phá qua trò chơi sẽ tốt hơn dạy trẻ qua sách vở. Một trẻ tự tìm tòi sẽ nhớ lâu hơn, ngoài ra còn giúp trẻ nâng cao tính kiên nhẫn.

Các trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Ngoài học chữ thì ở lứa tuổi mầm non ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi khám phá. Trẻ sẽ cực thích thú ngay từ nhỏ. Dưới đây là một số trò chơi siêu quen thuộc và dễ thực hiện giúp trẻ tăng khả năng khám phá khoa học mà ba mẹ có thể cùng chơi với trẻ.

1.Trò chơi bán hàng (hay còn gọi là chơi đồ hàng)

Ba mẹ cần chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá…(nếu có điều kiện cô có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt…).

Cách chơi trò bán hàng: Ba mẹ sẽ là người bán hàng, còn trẻ là người mua hàng. Ba mẹ sẽ sắp xếp thực phẩm theo từng loại. Khi trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu. Ví dụ: “Bác ơi bán cho tôi mớ rau ngót; Bác bán cho tôi quả mận…”. “Trẻ là người mua sẽ phải” trả tiền và nói cảm ơn. Sau khi mua thì trẻ và ba mẹ sẽ chào tạm biệt nhau.

Tác dụng của trò chơi bán hàng: Đây là trò chơi khám phá cho trẻ mầm non giúp các bé hiểu hơn về công việc buôn bán cũng như hiểu được giá trị của những thứ mình có xung quanh.

*

Trò chơi đồ hàng giúp trẻ hiểu hơn về sự vật hiện tượng xung quanh mình

2. Trò chơi ghi nhớ bước chân

Ba mẹ cần chuẩn bị: Ba mẹ sẽ vẽ các dạng hình học như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật

Luật chơi: Trẻ phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu, hiệu lệnh của ba mẹ. Đi sai là trẻ thua và phải đi lại.

Cách chơi: cho trẻ chơi theo nhóm với anh chị, có thể là 2-3 trẻ (trước khi chơi ba mẹ có thể cho trẻ bốc thăm hoặc oẳn tù tì để chọn lợt chơi). Khi ba mẹ nói đến tên hình nào thì trẻ phải đi vào hình đó (VD: Ba mẹ nói hình vuông trẻ phải đi vào hình vuông, ba mẹ nói hình chữ nhật trẻ phải đi vào hình chữ nhật), nếu bước sai phải nhường lượt chơi cho anh chị và ngược lại. Kết thúc lần chơi, ai bước được đúng nhiều hơn thì người đó thắng cuộc.

Tác dụng của trò chơi ghi nhớ bước chân: Đây là một trong những trò chơi khám phá cho trẻ mầm non thú vị giúp trẻ củng cố kiến thức về các loại hình cơ bản ở hoạt động làm quen với toán. Trẻ nhớ đọc thành thạo tên các loại hình học cơ bản như: (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật). Rèn kĩ năng quan sát và phản xạ nhanh ở trẻ.

*

Trò chơi ghi nhớ bước chân giúp trẻ thành thạo với hình học cơ bản

3. Trò chơi tập làm bữa cơm gia đình

Ba mẹ cần chuẩn bị: Các đồ dùng gia đình để đựng đồ ăn, thức uống đặt vào góc Gia đình, một bàn ăn. Ba mẹ chuẩn bị mẫu bàn ăn dọn đồ cho một người: một đĩa, một cốc, một thìa, một bát...

Cách chơi trò tập làm bữa ăn gia đình: Ba mẹ giải thích cho trẻ biết cần chuẩn bị những gì vào khay (mâm) để sắp bộ đồ ăn cho 6 người ngồi xung quanh bàn này. Cho một trẻ sắp xếp đồ cho một người ăn: một đĩa, một cốc, một thìa, một bát. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia cùng anh chị. Anh chị sẽ cùng xếp đồ dùng cho thành viên khác của gia đình. Sau khi xếp xong cho trẻ thảo luận về các thức ăn và đồ uống nào được đựng vào dụng cụ nào.

Tác dụng: Trẻ biết cách chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình ở góc gia đình. Thông qua trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non này trẻ sẽ gọi tên thành thạo các đồ dùng và các đồ thức ăn, thức uống.

*

Trò chơi bé tập nấu ăn.

4. Trò tìm hiểu các con vật sống trong rừng

Ba mẹ cần chuẩn bị: Hình ảnh về các động vật sống trong rừng. Đồ dùng của trẻ: Lô tô các động vật sống trong rừng, lô tô về thức ăn của các con vật, bộ hình các con vật sống trong rừng.

Cách chơi: Cho trẻ hát và vận động theo bài “Đố bạn biết”. Ba mẹ trò chuyện với trẻ: “Bé ơi con vừa hát bài gì? - Trong bài hát nhắc đến những con vật nào? - Những con vật này sống ở đâu? - Trong rừng còn có những con vật nào nữa? - Để biết những con vật này sống trong rừng như thế nào ba mẹ cùng con khám phá nhé. Con có chịu không.”

Ví dụ khi làm quen với con khỉ: Ba mẹ đọc câu đố: “Con gì chân khéo như tay/ Đánh đu đã giỏi lại hay leo trèo? (Con khỉ).

+ Ba mẹ cho trẻ quan sát tranh con khỉ và hỏi bé: - Con khỉ có những bộ phận gì? - Lông khỉ có màu gì? (Lông có nhiều màu đen hoặc nâu, hoặc xám, trắng…) - Khỉ thích sống ở đâu? - Khỉ di chuyển bằng cách nào? - Khỉ thích ăn gì ? (Khỉ thích ăn các loại quả.) Tương tự như vậy ba mẹ sẽ cho con tìm hiểu về các con vật khác.

Tác dụng của trò chơi: Đây là trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non thú vị nhất, trẻ nhận biết, gọi tên, nhận xét được những đặc điểm bên ngoài của các con vật sống trong rừng như: voi, hổ, sư tử, khỉ…về cấu tạo, hình dáng, cách vận động, thức ăn, tiếng kêu, tập tính. Đồng thời đây là trò chơi giáo dục kỹ năng sống: Biết tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm do những động vật hoang dã có thể gây ra.

*

Trò tìm hiểu các con vật sống trong rừng giáo dục trẻ kỹ năng sống và hiểu sâu hơn về các con vật

5.Trò chơi "Tìm quả cho cây"

Ba mẹ cần chuẩn bị: Một số cây nhựa hoặc cây bằng bìa cứng và một số quả rời. Các thẻ số (Chuẩn bị theo số mà trẻ đã học).

Cách chơi: Ba mẹ chuẩn bị cây có các tán nhỏ và gắn thẻ số lên các tán cây. Trẻ có nhiệm vụ sẽ đi qua con đường hẹp lên trên bàn lấy quả và dán lên mỗi tán của cây. Trẻ gắn xong càng nhanh càng tốt. Thời gian tùy bố mẹ lựa chọn để kết thúc trò chơi. Sau khi trẻ gắn xong, Ba mẹ sẽ nhận xét: Con có thể cho ba mẹ biết con vừa làm gì không? (Gắn quả lên cây) - Con đã làm như thế nào? (Gắn quả lên các tán cây đúng với số lượng trong thẻ số).

Tác dụng của trò chơi: Củng cố khả năng nhận biết số lượng và luyện đếm cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát của trẻ một cách hiệu quả.

*

“Tìm quả cho cây” là trò chơi bé rất yêu thích.

Trên đây là những trò chơi khám phá khoa học cho trẻ mầm non đầy bổ ích TGB Preschool gửi đến gia đình mình. Mong rằng với các trò chơi này, ba mẹ sẽ cùng bé yêu của mình có những giờ phút trải nghiệm, khám phá cuộc sống đầy bổ ích và vui vẻ.

Xem thêm: Hơn 30000 Ảnh Động Vật Nuôi Miễn Phí, Ảnh Về Vật Nuôi

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án - phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể điền form đăng ký cho bé hoặc liên hệ TGB để được tư vấn cụ thể.