Chế độ ăn low-carb là chế độ ăn giới hạn lượng carbohydrate và tăng tỉ lệ protein cũng như chất béo trong khẩu phần (carbohydrate có trong các thức ăn như ngũ cốc, rau và hoa quả). Low-card thường được áp dụng với mục đích giảm cân.

Bạn đang xem: Giảm cân bằng low carb


Chế độ ăn low-carb thường được sử dụng với mục đích chính là giảm cân. Một số chế độ ăn low-carb có thể mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định do giảm cân, như làm giảm yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 2 và các hội chứng chuyển hóa.


Lý do lựa chọn thực hành chế độ ăn low-carb có khá nhiều, có thể là:

Muốn thực hành một chế độ ăn giới hạn lượng carbohydrate hấp thu vào cơ thể nhằm giảm cân.Muốn thay đổi thói quen ăn uống vốn có.Yêu thích các thức ăn có trong chế độ ăn low-carb về chủng loại và số lượng.

Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hành bất kỳ chế độ ăn giảm cân nào, đặc biệt là khi cơ thể có sẵn các vấn đề sức khỏe, như đái tháo đường hay bệnh lý tim mạch.


3. Thông tin chi tiết về chế độ ăn low-carb

Chế độ ăn low carb

Như tên gọi của nó, chế độ ăn low-carb giới hạn chủng loại và số lượng carbohydrate ăn vào. Carbohydrate là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể, có mặt trong rất nhiều loại thức ăn và đồ uống.

Carbohydrate có thể thuộc dạng đơn giản hoặc phức tạp. Phân loại sâu hơn, carbohydrate gồm các dạng sau: tinh chế đơn giản (đường cát), tự nhiên đơn giản (lactose trong sữa và fructose trong hoa quả), tinh chế phức tạp (bột mì trắng), tự nhiên phức tạp (ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu).

Các nguồn cung cấp carbohydrate tự nhiên thường gặp gồm có:

Ngũ cốc
Các loại hoa quả
Các loại rau
Sữa
Các loại hạt
Các loại mầm
Các cây thuộc họ đậu (đậu thường, đậu lăng, đậu Hà Lan)

Các nhà sản xuất thực phẩm cũng thêm carbohydrate tinh chế dưới dạng đường hay bột mì trắng vào thức ăn chế biến. Ví dụ về thức ăn có chứa carbohydrate tinh chế là bánh mì trắng, mì, bánh quy, kẹo, soda có đường và các loại đồ uống khác.

Cơ thể con người sử dụng carbohydrate làm nguồn cung cấp năng lượng chính. Carbohydrate phức tạp (tinh bột) trong quá trình tiêu hóa bị bẻ gãy thành đường đơn. Sau đó chúng được hấp thụ vào máu, và được biết đến dưới cái tên đường huyết - glucose. Thông thường, carbohydrate loại tự nhiên phức tạp có tốc độ tiêu hóa chậm hơn và ít tác động hơn lên đường huyết. Bên cạnh cung cấp năng lượng, carbohydrate loại tự nhiên phức tạp cũng giúp ích cho cơ và các chức năng khác của cơ thể.

Tăng nồng độ đường huyết kích thích cơ thể giải phóng insulin. Insulin là nội tiết tố giúp glucose có thể đi vào trong tế bào. Glucose được cơ thể sử dụng để sinh năng lượng phục vụ cho mọi hoạt động của con người. Phần glucose dư thừa thường được dự trữ ở gan, cơ và một số tế bào khác nhằm mục đích sử dụng sau này hoặc chuyển hóa thành chất béo.

Ý tưởng của chế độ ăn low-carb là làm giảm lượng carb sẽ làm giảm lượng insulin tiết ra, khiến cơ thể phải đốt cháy lượng chất béo dự trữ để lấy năng lượng, và cuối cùng sẽ đạt được mục đích giảm cân.


4. Các thức ăn tiêu biểu trong chế độ ăn low-carb

Chế độ ăn low carb
Chế độ ăn low-carb cũng thường loại bỏ hoặc hạn chế đa số các loại ngũ cốc, các thức ăn họ đậu, hoa quả, bánh mì, mì, đồ ngọt, các loại rau chứa tinh bột, và đôi khi cả các loại mầm và hạt

Thông thường, chế độ ăn low-carb tập trung vào các nguồn cung cấp protein, như thịt, gia cầm, cá, trứng, và một số loại rau không chứa tinh bột. Chế độ ăn low-carb cũng thường loại bỏ hoặc hạn chế đa số các loại ngũ cốc, các thức ăn họ đậu, hoa quả, bánh mì, mì, đồ ngọt, các loại rau chứa tinh bột, và đôi khi cả các loại mầm và hạt. Một số chế độ ăn low-carb cho phép ăn một lượng nhỏ một số hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt nhất định.

Giới hạn tiêu biểu của lượng carbohydrate hàng ngày là 20 - 60 g, và lượng carbohydrate này cung cấp 80 - 240 calo. Một số chế độ ăn low-carb giới hạn nghiêm ngặt lượng carb trong giai đoạn khởi đầu, sau đó cho phép tăng dần lượng carb ăn vào.

Tuy nhiên, đối chiếu với Hướng dẫn chế độ ăn cho người Mỹ, có thể thấy khuyến cáo lượng carbohydrate nên chiếm 45 - 65% tổng lượng calo hàng ngày. Giả dụ mỗi ngày cần 2000 calo, thì 900 - 1300 calo nên do carbohydrate cung cấp.


5. Kết quả của chế độ ăn low-carb


Giảm cân

Đa số mọi người có thể giảm cân nếu giới hạn số lượng calo hấp thu và tăng mức độ của các hoạt động thể chất. Để giảm 0,5 - 0,7 kg một tuần, lượng calo hàng ngày cần giảm 500 - 750.

Chế độ ăn low-carb có thể đạt được mục đích giảm cân ngắn hạn hiệu quả hơn so với chế độ ăn ít chất béo. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu cho kết quả rằng ở các thời điểm 12 và 24 tháng, lợi ích từ chế độ ăn low-carb là không lớn lắm.

Cắt giảm calo và carb có thể không phải là lý do duy nhất khiến cân nặng giảm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng protein và chất béo khiến cơ thể cảm thấy no lâu hơn, từ đó ăn ít đi, và cũng dẫn tới cân nặng giảm.

Các lợi ích sức khỏe khác

Chế độ ăn low-carb có thể giúp phòng tránh hoặc cải thiện các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lí tim mạch. Trên thực tế, hầu hết các chế độ ăn mà làm giảm được cân nặng đều có ích trong việc làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch và đái tháo đường, cải thiện nồng độ cholesterol máu, đường máu, dù có thể chỉ là tạm thời.

Chế độ ăn low-carb có thể giúp làm tăng nồng độ HDL và triglyceride so với chế độ ăn carb ở mức trung bình. Nguyên nhân có thể không chỉ là số lượng carb ăn vào là bao nhiêu, mà còn là chất lượng của những thức ăn được chọn lựa. Protein tốt (từ cá, gia cầm, cây họ đậu), chất béo có lợi (chất béo không bão hòa đơn và đa), và carb chưa tinh chế (từ ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu, rau, hoa quả, và chế phẩm sữa ít béo) là những lựa chọn tốt cho sức khỏe.


6. Nguy cơ của chế độ ăn low-carb

Chế độ ăn low carb
Nếu cắt giảm carb một cách đột ngột và quá nhanh, một số tác động tạm thời có thể xảy ra như đau đầu, khó thở

Nếu cắt giảm carb một cách đột ngột và quá nhanh, một số tác động tạm thời có thể xảy ra, bao gồm: Đau đầu; Khó thở; Yếu cơ; Đau cơ; Mệt mỏi; Mẩn đỏ; Táo bón hoặc tiêu chảy.

Thêm vào đó, một số chế độ ăn low-carb giới hạn quá nghiêm ngặt lượng carbohydrate ăn vào khiến về lâu dài cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, loãng xương, rối loạn tiêu hóa, và có thể làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính.

Chế độ ăn low-carb cũng không cân bằng về mặt dinh dưỡng nên không khuyến cáo áp dụng cho trẻ em, bởi trẻ em cần đủ nguồn dưỡng chất để phát triển.

Các nghiên cứu hiện nay chưa đủ để kết luận về lâu dài chế độ ăn low-carb có thể gây ra các mối nguy cơ như thế nào. Trước khi tiến hành thực hiện bất kỳ chế độ ăn nào, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ để có chế độ phù hợp cho từng trường hợp.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Nếu bạn muốn giảm lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn thì trứng có thể là sự lựa chọn tốt cho bạn cho thực đơn low carb cho bản thân. Trứng được xem là một trong những nguồn thực phẩm giàu protein và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin D.

Bạn có thể chế biến trứng với các món ăn sau:

Trứng chiên

Bạn có thể tự mình chuẩn bị bữa ăn sáng bổ dưỡng với món trứng dinh dưỡng bằng cách cho thêm một ít dầu ô liu vào chảo rán và thêm nấm sốt cùng rau bó xôi để giúp tăng thêm hương vị cho món trứng của bạn.


Trứng luộc

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dùng trứng gà trong bữa ăn khuya không những không gây hại cho sức khỏe, mà trái lại, nó chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho hệ thần kinh, giúp duy trì sự tỉnh táo cho những người làm việc căng thẳng. Trứng luộc chứa rất nhiều vitamin B1, B2, PP, A, D, protein, albumin, axit amin, methiomin… giúp hạn chế việc tích tụ mỡ ở gan, tạo cảm giác mau no.

2. Thịt bò

Thịt bò được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho cả người lớn, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, thịt bò khô cũng được nhiều người ưa chuộng và thường dùng làm món ăn vặt khi xem phim hay trò chuyện với bạn bè. Thịt bò khô là một trong những loại thực phẩm low carb nếu trong quá trình chế biến, chúng không chứa thêm đường hoặc thành phần nhân tạo.


3. Thịt gà


Thịt gà không chỉ là thực phẩm low carb mà còn là thực phẩm chứa nhiều protein. Bạn nên hạn chế ăn phần cánh và phần đùi vì hai bộ phận này chứa nhiều chất béo.

Bạn có thể chế biến thịt gà với các món như gà luộc chấm muối tiêu chanh, salad ức gà sữa chua, ức gà sốt mật ong…

4. Cá hồi

Cá hồi tự nhiên giàu axit béo omega-3, thế nên ăn thực phẩm này thường xuyên giúp giảm viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Ngoài ra, ăn cá hồi tự nhiên sẽ cung cấp thường xuyên cho cơ thể một lượng vitamin D.

Bạn có thể chế biến cá hồi với món salad cá hồi. Người đang giảm cân có thể thêm món salad này vào bữa tối, tuy nhiên không nên ăn kèm bánh mì nhằm hạn chế lượng calo. Cá hồi cắt lát mỏng to bản, rửa sạch, để ráo nước, đem chiên cùng bơ cho chín, sau đó gắp ra đĩa. Rau xà lách bạn nên rửa sạch và cắt khúc dài khoảng 5 cm. Sau đó, bạn trộn các loại rau củ như bí đỏ thái sợi và bơ chung với nước sốt, đem bỏ ngăn mát của tủ lạnh khoảng 15 phút cho ngấm gia vị là có thể dùng được.

5. Thịt cừu

Cũng giống như thịt bò, thịt cừu chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất sắt và vitamin B12. Thịt cừu chứa một lượng lớn axit béo có lợi gọi là linoleic liên hợp hoặc CLA.


Bạn có thể chế biến thịt cừu ăn cùng các món rau hoặc chế biến thành món thịt nướng để ăn.

Lượng carbohydrate: 1–5% carbohydrate

1. Phô mai

Carbohydrate chiếm khoảng 1,3g trong 100g phô mai.

Các nhà khoa học của Đại học Tennessee Hoa Kỳ tìm ra rằng một chế độ ăn kiêng ít calo nhưng thêm 300–400mg canxi/ngày sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn nhiều. Nhưng bạn nên ăn những thức ăn giàu canxi thì sẽ hiệu quả hơn là uống thuốc canxi. Và phô mai chứa khoảng 200mg canxi/28g.

Bạn có thể dùng phô mai riêng hoặc dùng chung với bánh mì hay bất kỳ loại thực phẩm nào bạn thích. Bạn có thể chế biến phô mai mỏng có bán sẵn trong siêu thị cùng với trái cây hay các loại bánh khác nhau.


2. Măng tây

Carbohydrate chiếm khoảng 2g trong 100g măng tây.

*

Măng tây có thể giúp bạn giảm cân vì nó rất giàu chất xơ – loại chất quan trọng trong sự chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Một chén măng tây cung cấp 3g chất xơ (tương đương 44% chất xơ cơ thể cần nạp vào). Năm 2004, Tạp chí nghiên cứu dinh dưỡng của Mỹ chỉ ra rằng chế độ ăn giàu xơ có thể giảm trọng lượng và mất chất béo dễ dàng hơn.

Bạn có thể chế biến măng tây thành món ăn đơn giản như sau:

Măng tây rửa sạch cắt bỏ phần cứng, cắt thành đoạn dài 4cm, cho vào trong nước sôi luộc 2 phút, vớt ra để ráo. Bạn có thể dùng món này như món rau luộc bạn thường ăn hàng ngày. Món ăn này rất dễ làm, tươi ngon và hầu như không phải thông qua công đoạn xào nấu với dầu mỡ, vì vậy đảm bảo được trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá trong măng tây, giúp món ăn có được độ giòn và mùi thơm hấp dẫn.

3. Nấm

Carbohydrate chiếm khoảng 3g trong 100g nấm.

Nấm chứa một lượng khá lớn chất kali và vitamin B nên rất tốt cho sức khỏe. Nấm hiệu quả trong việc giảm cân vì tính chất giúp bạn mau no, no lâu và không gây mệt mỏi. Trong nấm có chứa một lượng rất lớn chất đạm, chất xơ, các chất vitamin và chất khoáng. Nấm chứa ít calo, ít chất béo, carbohydrate và natri nhưng lượng nước trong nấm lại rất cao (chiếm tới 80–90%) và lượng chất xơ cũng tương đương.

Bạn có thể bổ sung nấm trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình với các món ăn như canh chua nấm, đậu rồng xào nấm, cải thìa xào nấm đông cô…

4. Các loại động vật có vỏ

Carbohydrate chiếm khoảng 4–5g trong 100g động vật có vỏ.

*

Các loại tôm, tép, tôm hùm, cua… là những thực phẩm low carb và rất bổ dưỡng. Trong các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng protein cao, các dưỡng chất thiết yếu, các axit béo omega-3, hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em, cần đưa hải sản vào thực đơn hàng ngày vì chúng mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng.

5. Cà chua

Carbohydrate chiếm khoảng 4g trong 100g cà chua.

Cà chua phổ biến trong cuộc sống hằng ngày từ việc làm đẹp đến việc chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Cà chua giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường, chống trầm cảm, giúp sáng mắt, tốt cho tim mạch, trẻ hóa làn da… Nó còn có mặt trong thực đơn low carb giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Bạn có thể dùng cà chua để giảm cân như sau:

Bữa sáng: Một cốc nước cà chua ép kèm 2 miếng bánh mì có quệt một lớp mỏng phô mai ít béo, 1 quả táo hoặc lê. Bữa trưa: Một cốc nước cà chua ép dùng chung với cơm, rau (một bát nhỏ salad), một quả táo xanh, cá hấp nóng. Không ăn cùng các loại bơ, muối và các đồ gia vị khác. Bữa tối: Một cốc nước cà chua ép, cơm, thịt bò băm viên và dùng chung với rau.

6. Dưa leo

Carbohydrate chiếm khoảng 4g trong 100g dưa leo. Theo ghi chú của trường Đại học bang Colorado ở Mỹ, hàm lượng axit tatronic trong dưa chuột giúp ngăn ngừa việc chuyển hóa chất béo, giúp giảm mỡ, tăng cường hoạt động của dạ dày. Một trong những cách giảm cân bằng dưa chuột đó chính là chế biến dưa chuột thành những món ăn ngon như: kim chi dưa chuột, nộm ức gà trộn dưa chuột hay món dưa chuột xào nấm.

7. Sữa chua

Carbohydrate chiếm khoảng 5g trong 100g sữa chua.

Canxi trong sữa chua có mối liên hệ mật thiết với việc giảm cân vì nó ngăn chặn quá trình lưu trữ chất béo và có thể làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bạn có thể dùng sữa chua hằng ngày với việc kết hợp cùng các loại trái cây. Sữa chua trái cây, sữa chua trà xanh… cũng là một sự kết hợp hoàn hảo vừa giàu dinh dưỡng lại vừa giúp bạn giảm cân.

Lượng carbohydrate: 6–10% carbohydrate

1. Ớt chuông

Carbohydrate chiếm khoảng 6g trong 100g ớt chuông.

*

Ăn một củ hành tây mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và giúp cơ thể ổn định huyết áp. Theo báo Courier-Mail (Úc), các nhà khoa học thuộc Đại học Nam Queensland ở nước này rút ra kết luận trên sau khi nghiên cứu ở loài chuột.

6. Cải xoăn

Carbohydrate chiếm khoảng 10g trong 100g cải xoăn.

Cải xoăn rất giàu chất xơ, canxi, magiê, vitamin, ít calo, không chứa chất béo, vì thế rất thích hợp để bạn chọn cho thực đơn giảm cân của mình. Bạn có thể chế biến món cải xoăn xào tỏi hoặc dùng cải xoăn làm món sinh tố để uống.

Lượng carbohydrate: 11–16% carbohydrate

1. Bưởi

Carbohydrate chiếm khoảng 11g trong 100g bưởi.

*

Bưởi được xem là thực phẩm giảm cân số một với lượng vitamin C dồi dào cùng khả năng đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Bạn có thể dùng nước ép bưởi hoặc ăn bưởi sau mỗi bữa ăn như món trái cây tráng miệng. Ngoài ra, bạn có biết rất hiệu quả trong việc giảm cân với thực đơn low carb với nước luộc bưởi hay không?

Bưởi sau khi mua về, bạn rửa sạch bụi bẩn bám trên vỏ rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ độc tố, vớt ra rửa bằng sạch bằng nước lạnh, để ráo nước. Sau đó, bạn đun sôi 2 lít nước rồi thả nguyên quả bưởi vào nồi đun thêm chừng 3 phút. Sau 3 phút, bạn bỏ phần múi bưởi luộc vào bát, cho thêm chút muối, dầu ô liu vào sao cho vừa ăn. Phần vỏ bưởi bạn thái nhỏ rồi đun lên cùng 1 chút muối. Đun đến khi sôi, bạn đun thêm 5 phút nữa để tinh dầu bưởi thấm đều vào nước. Tắt bếp, chờ nước nguội thì đổ vào bình và dùng làm nước uống.

2. Hạt óc chó

Carbohydrate chiếm khoảng 14g trong 100g hạt óc chó.

Các axit béo trong hạt óc chó đều là axit béo không no, không làm tăng lượng mỡ trong cơ thể. Hạt óc chó có hàm lượng protein và năng lượng cao. Ăn loại hạt này trước bữa chính sẽ làm giảm cảm giác đói khiến cơ thể không có nhu cầu ăn nhiều như bình thường. Omega-3, chất xơ, protein là những chất có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc tạo cho bạn cảm giác no nên hạt óc chó giúp bạn kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách tốt nhất.

Để giảm cân với óc chó, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau như:

Nướng trong lò vi sóng và sau đó mang ra ăn ngay rất tiện lợi. Đây là món ăn vặt mà không khiến bạn béo. Xay sinh tố chuối cùng quả óc chó. Chuối cũng là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giàu vitamin K giúp xương chắc khỏe và có hàm lượng chất xơ cao nên sẽ giúp cho việc giảm cân hiệu quả hơn với thực đơn low carb với chuối. Chế biến chung với các loại rau quả để làm món salad vừa ngon vừa ít chất béo, giúp cho việc giảm cân nhanh hơn mà vẫn an toàn.

3. Đậu phộng

Carbohydrate chiếm khoảng 16g trong 100g đậu phộng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy axit folic trong đậu phộng, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao.

Vào khoảng thời gian giữa hai bữa ăn, bạn rất dễ bị đói bụng và muốn ăn vặt. Lúc này, bạn nên ăn đậu phộng thay vì các món chiên dầu mỡ vào thực đơn low carb nhé. Với 30g đậu phộng, khoảng 35 hạt có chứa 160 calo, nhưng bù lại nó có thể giúp bạn cảm thấy no đến tận bữa ăn tiếp theo, không còn chỗ ăn những món khác nữa.

Các loại thức uống low carb

*

Các loại thức uống low carb có thể kể đến như nước lọc, trà, nước dừa tươi, nước chanh, nước cam, nước có ga và cà phê. Hầu hết các loại thức uống này đều không chứa carbohydrate hoặc hàm lượng carb rất thấp nên rất thích hợp trong việc giảm cân bằng thực đơn low carb.

Thực đơn low carb buổi sáng

Áp dụng thực đơn low carb ngay từ bữa sáng không chỉ giúp bạn giảm bớt sự thèm ăn, từ đó giảm cân nhanh chóng mà còn là cách để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường sự tập trung để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả. Bạn nên chọn ăn trứng ốp la, trứng luộc, sữa chua trái cây hoặc dùng một tách cà phê.

Thực đơn low carb buổi trưa

Buổi trưa bạn có thể dùng salad rau củ, các món canh rau hay món rau xào như súp bí đỏ đậu xanh hay bông cải xào thịt bò cho việc chuẩn bị thực đơn low carb vào buổi trưa.

Thực đơn low carb buổi tối

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật nên có mặt trong một thực đơn giảm cân hiệu quả. Bữa tối của bạn nên có từ 15 đến 25g chất béo không bão hòa chứa trong các thực phẩm như cá hồi, dầu ô liu, dầu mè, quả bơ và các loại hạt.

Xem thêm: Bỏ túi những điều cần biết du lịch miền đất mũi, cẩm nang du lịch cà mau từ a đến z

Và một chế độ ăn uống giảm cân muốn phát huy tối đa hiệu quả thì phải đi kèm với những bài tập thích hợp giúp rèn luyện thể chất và tránh xa những thực phẩm không nên ăn khi muốn giảm cân theo cách này bạn nhé.

Với những thực phẩm low carb phổ biến trên, hy vọng bạn sẽ thực hiện hiệu quả quá trình giảm cân cũng như có thể chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng mà không sợ béo, tuy nhiên bạn cần có cách xây dựng thực đơn giảm cân khoa học nhé!