Diendandoanhnghiep.vn Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt tỷ lệ khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, ngành hàng vẫn cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, phát triển theo hướng bền vững.

Bạn đang xem: Cơ sở sản xuất nước mắm đỉnh hương


Xuất khẩu thực phẩm nói chung và xuất khẩu nước mắm nói riêng luôn là mục tiêu của các nhà sản xuất - kinh doanh và Chính phủ các quốc gia có thế mạnh về ngành hàng này. Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu đãi và có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nước mắm. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cả nước hiện có hơn 4.200 cơ sở sản xuất nước mắm với sản lượng trung bình trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít… Ngày nay, nước mắm không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.


Hội thảo "Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm: Định hướng và Giải pháp"


Ngành hàng nước mắm Việt Nam những năm qua đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất, đáp ứng khẩu vị cũng như tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nước mắm Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu với thị phần còn khiêm tốn so với tiềm năng. Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm là nội dung các báo cáo tham luận và những vấn đề thảo luận tại Hội thảo.

Tại Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm: Định hướng và Giải pháp” diễn ra hôm nay ở
Hà Nội, sự kiện do Hiệp hội Nước mắm Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức,ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoan nghênh việc các Hiệp hội thảo luận, xây dựng và đề xuất giải pháp định hướng phát triển ngành nước mắm Việt Nam trong thời gian tới, chỉ đạo các đại biểu tại Hội thảo tập trung báo cáo, cho ý kiến để phát triển bền vững ngành hàng nước mắm với các nội dung cụ thể như: Khôi phục và phát huy các mô hình, làng nghề chế biến nước mắm, xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu nước mắm đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP, cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu đánh giá rủi ro, nguy cơ histamin trong nước mắm, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nước mắm.


ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khai mạc và chỉ đạo hội thảo


Các báo cáo tham luận của Hội thảo gồm: Báo cáo “Hiện trạng sản xuất nước mắm tại Việt Nam năm 2022 và một số kiến nghị” của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Báo cáo tham luận “Đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm dưới góc nhìn văn hóa ẩm thực và khoa học - công nghệ” của Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, Báo cáo “Lợi ích của nước mắm với sức khỏe con người” của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Giám đốc Văn phòng Kiểm dịch động thực vật SPS Việt Nam cho biết, xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt tỷ lệ khoảng 12,6% so với tổng sản lượng. Trong đó, thị trường châu Á chiếm hơn 54%, Châu Úc hơn 18%, Châu Âu hơn 13% và Châu Mỹ hơn 13%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2021 đạt 28,53 triệu USD. Để phát triển bền vững ngành hàng nước mắm phục vụ xuất khẩu, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng, tổ chức các đội tàu chuyên khai thác cá làm mắm, ướp muối ngay trên tàu để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào cho chế biến nước mắm. Đồng thời, cần nghiên cứu thị hiếu, mở rộng thị trường xuất khẩu với sự đa dạng về chủng loại nước mắm; đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các quy định về ATTP của các thị trường. Từng bước xây dựng thương hiệu quốc gia cho Nước mắm Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam chia sẻ, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hỗ trợ các hội viên đẩy mạnh quảng bá, bảo vệ thương hiệu, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của ngành hàng nước mắm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, Hiệp hội đã kết nối các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học để có những đề tài, dự án mang tính ứng dụng cao, giúp các doanh nghiệp sản xuất nước mắm gia tăng hiệu suất thu hồi đạm, có được các sản phẩm nước mắm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn quốc tế.


Tiến sĩ Trần Đáng - Chủ tịch Hội nước mắm Việt Nam trình bày tại hội thảo


Hiệp hội Nước mắm Việt Nam mong muốn phát triển ngành hàng nước mắm của chúng ta giống như ngành hàng rượu vang của một số nước trên thế giới. Ở đó, có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa khoa học và truyền thống, giữa tinh hoa lâu đời và thước đo công nghệ chính xác để cho ra hàng triệu chai nước mắm ngon có chất lượng đồng nhất và phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng ở nhiều thị trường. Đó cũng chính là sứ mệnh của Hiệp hội Nước mắm Việt Nam “Kế thừa và phát triển”.

Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Duẩn - Trưởng Ban Tư vấn Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam nhận định việc đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm cần sự hợp sức của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam cũng như các cá nhân, nhà khoa học trong việc kết nối và tìm ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao.


Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Duẩn - Trưởng Ban Tư vấn Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam nhận định muốn đẩy mạnh xuất khẩu nước mắm cần sự hợp sức của nhiều bên


Các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nước mắm cần đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa để thay đổi công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HARPC, HACCP, ISO 22000, … nhằm đạt yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Úc, Châu Âu. Bên cạnh đó, cần đầu tư, nghiên cứu đa dạng mẫu mã, bao bì cho sản phẩm sang trọng, tiện lợi, hấp dẫn.

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam sẽ phối hợp với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam trong Đề án xây dựng và phát triển các món ăn thuần Việt thành thương hiệu quốc gia nhằm giúp nước mắm, các sản phẩm chế biến từ nước mắm, các thương hiệu nước mắm có vị trí xứng đáng. Hai Hiệp hội nghiên cứu lên kế hoạch tổ chức các Lễ hội nước mắm để giới thiệu “dòng chảy” văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Việt tới khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tất cả các hoạt động trên cần được quảng bá rộng rãi thông qua việc công bố công trình khoa học về nước mắm Việt Nam hoặc tham gia các Hội Nghị - Hội Chợ Thực phẩm lớn trên thế giới.

Hội thảo đã bắc nhịp cầu, tạo điều kiện để các diễn giả chuyên gia, doanh nghiệp, hội viên đóng góp các các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp sản phẩm nước mắm Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu, từ đó khẳng định vị thế của nước mắm Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Được biết sau hội thảo, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam sẽ tiếp tục chủ trì hoặc đồng phối hợp tổ chức các chuyên đề thảo luận khác, vận động hội viên đầu tư nghiên cứu khoa học, thay đổi công nghệ nhằm xây dựng ngành sản xuất nước mắm Việt Nam ngày càng phát triển.

Nước mắm Đỉnh Hương, thương hiệu đạt kỷ lục Việt Nam

Hơn 60 năm gia đình làm nước mắm, đứng vững trên thị trường, thương hiệu Nước mắm Đỉnh Hương của ông Trần Hữu Đỉnh (TP. Long Xuyên) đã vang danh khắp cả nước kể cả kiều bào nước ngoài.


*
Ông Trần Hữu Đỉnh bên chai nước mắm được xác lập kỷ lục

Dù trong cơ chế thị trường ông Đỉnh vẫn cương quyết theo lối sản xuất chưng cất truyền thống, không hóa chất, không phẩm màu, không tinh mùi... tất cả tạo nên "đỉnh" của mùi hương nước mắm đứng vững trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu mạnh nước mắm Đỉnh Hương còn bức phá đạt kỷ lục Việt Nam, tạo được sản phẩm đạm cao nhất toàn quốc 72 độ (được ngành chức năng chứng nhận) và được người tiêu dùng tín nhiệm, đánh giá cao.


Vốn xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nước mắm từ năm 1955, Đỉnh Hương không ngừng nâng cao chất lượng nước mắm, để tạo thế đứng cho sản phẩm riêng. Đầu năm 2006 ông Đỉnh quyết tâm đi xây dựng thương hiệu đăng ký độc quyền, được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp quyền bảo hộ thương hiệu "Nước mắm Đỉnh Hương" trên toàn quốc. Hiệu con cá bay với ý nghĩa bay lên tầm cao chất lượng, nước mắm tuyệt đỉnh, hương thơm.

Ông Trần Hữu Đỉnh, Chủ Cơ sở Nước mắm Đỉnh Hương cho biết: "Để có được thương hiệu đứng vững trên thị trường với chất lượng cao như hôm nay là điều không đơn giản. Từ sau khi được tham quan Hội chợ triển lãm Quốc tế tại Bangkok (Thái Lan), lòng tự tôn dân tộc cộng với đam mê nghề nghiệp, tôi đã trăn trở quyết tự tìm thế đứng vững chắc cho thương hiệu Đỉnh Hương của mình”. Thế là, không bằng lòng với nước mắm 35 độ đạm hiện có, ông Đỉnh mày mò, nghiên cứu quyết tìm ra phương thức sản xuất ra loại nước mắm có độ đạm cao hơn, chất lượng hơn. Đặc biệt, bằng phương pháp cổ truyền, ủ, chưng cất kỳ công, ông Đỉnh đã tạo được sản phẩm đạm cao nhất toàn quốc 72 độ (được ngành chức năng chứng nhận) và được người tiêu dùng tín nhiệm, đánh giá cao. 65 độ và 72 độ đạm, là hai loại nước mắm có độ đạm cao nhất trên thị trường nước mắm cả nước hiện nay.

*

Với phương châm: Nước mắm Đỉnh Hương, hương vị chính thức cho bữa ăn ngon, ông Đỉnh tâm huyết chăm lo bữa ăn cho người tiêu dùng không chỉ ngon mà còn an toàn chất lượng. Ông Đỉnh chia sẻ: "Nước mắm được sản xuất bằng phương pháp truyền thống kết hợp công nghệ hiện đại; không sử dụng phẩm màu, không sử dụng tinh mùi, không sử dụng hóa chất bảo quản, mà bảo quản nước mắm bằng muối theo phương pháp truyền thống cổ truyền. Quá trình chưng cất nước mắm theo phương pháp truyền thống, ủ cá 9-12 tháng sau đó độ đạm tăng dùng phương pháp chưng cất. Với màu cánh gián tự nhiên, làm từ nguyên liệu 100% cá cơm Phú Quốc, sản phẩm nước mắm Đỉnh Hương được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tín nhiệm, kể cả Việt Kiều mua làm quà biếu. Chính vì thế trong suốt mấy chục năm qua, sản phẩm nước mắm Đỉnh Hương khẳng định thế đứng vững chắc trên thị trường được Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận.

Từ năm 2005 đến nay, nước mắm Đỉnh Hương tham gia nhiều hội chợ triển lãm quốc tế và hội chợ triển lãm chuyên ngành an toàn thực phẩm để quảng bá thương hiệu. Qua các kỳ tham dự Hội chợ triển lãm Quốc tế và Hội chợ triển lãm chuyên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở được 14 Huy chương vàng, 17 cúp vàng, vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh. Nhiều năm liền được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn; là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu hàng chục năm liền của tỉnh. Riêng năm 2010, thương hiệu Nước mắm Đỉnh Hương được chứng nhận đạt kỷ lục Việt Nam về sáng tạo chai nước mắm chứa hơn 350 lít-lớn nhất Việt Nam.


*

Cho thấy, sản phẩm nước mắm Đỉnh Hương đã thật sự chinh phục được khách hàng; nhất là những bà nội trợ khó tính, đặc biệt thâm nhập sâu vào các nhà hàng, quán ăn…. Chính vì thế, sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, mà còn vươn ra ngoài tỉnh và trong những lần tham dự Hội chợ giao thương ở Campuchia, Lào sản phẩm cũng được người tiêu dùng tín nhiệm.

Xem thêm: Bị nổi mề đay ngứa về đêm là gì? nguyên nhân, triệu bị ngứa da vào ban đêm toàn thân có nguy hiểm

Nhiều năm nay, cơ sở đầu tư đầu tư máy chiết rót, dây chuyền dán nhãn tự động thay thế tới 90% lao động thủ công. Trong tương lai, sẽ mở rộng quy mô, đầu tư dây chuyền sản xuất, công nghệ, mở rộng nhà xưởng để mở rộng và đáp ứng nhu cầu thị trường./.