Văn nghị luận là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn nói chung cũng như các đề thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT. Chính vì vậy việc nắm được các bước viết đoạn văn nghị luận cũng như cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội sẽ là những kiến thức quan trọng giúp các em đạt điểm tối đa khi làm bài thi. Sau đây là tổng hợp kiến thức về cách viết đoạn văn nghị luận văn học, các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9... Mời các em cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Cấu trúc bài nghị luận xã hội


1. Sơ đồ cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

2. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.


3. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 150 chữ

Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 01 câu (Câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao)

Xây dựng thân đoạn

Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản)

Bàn luận:

+ Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ.

+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng)

+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình.

Viết kết đoạn

– Viết kết đoạn thường kết lại bằng một danh ngôn hay câu nói nổi tiếng (Nếu được vậy, bài làm sẽ được giám khảo chú ý hơn khi chấm điểm)

Lưu ý: Đoạn văn là không được xuống dòng, không được viết như một bài văn thu nhỏ.

4. Sơ đồ cấu trúc đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội


5. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)

- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).

- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)

- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.

- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:

+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.

+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.

+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

- Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...


+ Đề xuất phương châm đúng đắn...

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)

- Lời nhắn gửi đến mọi người (...)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của Hoa
Tieu.vn.

Nghị luận xã hội là câu hỏi thường gặp trong các đề thi tuyển sinh, thi học kì và đặc biệt là đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia với nhiều dạng bài khác nhau như phân tích một hiện tượng đời sống, một một tư tưởng đạo lí.

Nhìn chung, cấu trúc bài văn nghị luận xã hội sẽ không quá phức tạp, phù hợp với dung lượng đoạn văn 200 chữ. Để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội, mời các em theo dõi bài viết dưới đây.

1, cấu trúc bài văn nghị luận xã hội chuẩn gồm bao nhiêu bước

*

Một bài văn nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc sẽ gồm 6 bước. Tùy theo mỗi dạng cũng như đề văn cụ thể, các em có thể điều chỉnh hoặc lược bỏ một số bước.

a) Đặc điểm và yêu cầu cho một bài nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc

Thứ nhất, một bài văn nghị luận xã hội phải tuân theo những yêu cầu cơ bản của thể văn nghị luận, đó là xây dựng được một hệ thống luận điểm, luận cứ (bao gồm lí lẽ và dẫn chứng). Bài văn cũng phải có được lập luận chặt chẽ.

Về luận điểm của bài: Bài văn nghị luận xã hội phải nêu lên được những tư tưởng, quan điểm, ý kiến đặt ra trong bài, hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống hoặc tư tưởng. quan điểm nào đó tùy theo các loại nghị luận xã hội khác nhau. Về mặt diễn đạt, các luận điểm của bài văn nghị luận xã hội phải được trình bày theo một hệ thống hay một thứ tự nhất định sao cho rõ ràng, nhất quán và cụ thể

Luận cứ (bao gồm các lí lẽ và dẫn chứng chứng minh cho luận điểm). Những luận cứ được sử dụng trong bài cần chân thực, có tính tiêu biểu, sinh động và được rút ra từ hiện thực đời sống. Người viết cần linh hoạt trong việc nhận thức, tìm hiểu, phân tích dẫn chứng để hoàn thiện cấu trúc bài văn nghị luận xã hội. Và cuối cùng, các lí lẽ và dẫn chứng cũng cần phải thể hiện được ý kiến cá nhân cũng như quan điểm riêng của bài viết

Các lập luận trong bài phải được xây dựng rõ ràng, hợp lí, theo một bố cục thống nhất của mỗi dạng nghị luận xã hội (như là nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống, nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý,…)

b) cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội chung gồm 6 bước như sau:

Bước 1: giải thích những từ ngữ trọng tâm: khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có). Sau đó giải thích ý nghĩa tổng quát như câu nói, nhận định, câu chuyện… được trích dẫn trong bài.

Bước 2: Lần lượt bàn luận và phân tích các mặt đúng và mặt sai của vấn đề từ phạm vi rộng đến phạm vi hẹp (hoặc ngược lại)

Bước 3: Phân tích những nguyên nhân của sự việc, chú ý phân tích cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan

Bước 4: Phân tích những ảnh hưởng của vấn đề tới xã hội cũng như với mỗi cá nhân, chú ý phân tích cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực

Bước 5: Mở rộng vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích, chứng minh, đào sâu vấn đề, lật ngược vấn đề.

Bước 6: Nhấn mạnh lại quan điểm cá nhân về vấn đề đó: tốt hay xấu, cần suy tôn hay nên bác bỏ

Bước 7: Rút ra bài học cho bản thân và cho xã hội

2, Một số lưu ý để viết được một bài văn chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Phân bố thời gian làm bài hợp lý. Đoạn văn nghị luận xã hội chỉ gồm 200 chữ cho đến 250 chữ, các em không nên dành quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Song cũng không nên mải mê làm các câu khác và viết đoạn văn nghị luận một cách qua loa, cẩu thả

*

Phân bổ thời gian hợp lí là chìa khóa đạt điểm cao môn Ngữ văn

Viết câu ngắn gọn, không rườm rà, tiết chế các yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn nghị luận xã hội cần có

Dẫn chứng đưa ra phải hợp lí, không được quá ít hoặc quá nhiều; dẫn chứng chung chung hoặc không khách quan, mang tính cảm tính, thiếu sự thực tế, logic

3, Chữa đề nghị luận xã hội – cách làm chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong một nhóm người, số đông sẽ tạo áp lực buộc số ít phải hành động theo số đông, hoặc là số ít sẽ bị khai trừ. Tâm lý này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nguyên nhân số một là là tâm lý đám đông. Khi không thay đổi được số ít, số đông có thể sẽ dùng những biện pháp tiêu cực để loại bỏ số ít ra khỏi cộng đồng, dẫn tới những hậu quả thương tâm. Trong hàng ngàn năm lịch sử, không ít người đã có những kết cục bi thảm chỉ vì những tư tưởng cách tân. Nếu bạn suy nghĩ và hành động khác mọi người, mọi người sẽ nhìn bạn như một kẻ lập dị. Lobachevsky khi phát minh ra môn hình học mang tên mình (còn gọi là hình học phi Eculid) đã bị cho là một kẻ điên cho đến mãi một thế kỷ sau. Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên, bởi vì đã là cách tân thì phải có điểm khác với số đông. Chưa nhà cải cách nào, tư tưởng mới nào, không vấp phải sự phản đối từ một đám đông cuồng nộ.

Một trào lưu vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật) đang lan nhanh trên các trang mạng xã hội là tung thông tin cá nhân, hình ảnh của những người “bị ghét” để đám đông “bày tỏ cảm xúc”. Đây là hành động của những người thiếu ý thức cộng đồng, kém nhận thức xã hội. Nhưng chúng ta có tư duy, vì thế hãy có đầu óc nhận biết khi nào cần nói gì, làm gì, để chống lại những suy nghĩ bản năng. Đừng để bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt.

Câu 1: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả bài viết, thế nào là một đám đông “cuồng nộ và ngu dốt”?

Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý với quan điểm: “Tâm lý đám đông chính là một trong những rào cản hàng đầu ngăn cản xã hội đi lên” hay không?

Câu 5: Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những biện pháp để không “bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt”.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1: Hai thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên: Bình luận, chứng minh.

Câu 2: Theo tác giả bài viết, một đám đông “cuồng nộ và ngu dốt” là:

Đám đông này phản đối, đàn áp, thậm chí gây ra hậu quả thương tâm cho những cá nhân có quan điểm cách tân, những tư tưởng tiến bộ có tác dụng thúc đẩy xã hội đi lên.

Đám đông này tận dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận không tốt về những cá nhân mâu thuẫn với kẻ đăng tải thông tin mà không biết rằng đó là một hành động vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật).

*

Không giống như các đề văn về các chủ đề như môi trường, “tâm lí đám đông” là một đề nghị luận khó, đòi hỏi học sinh phải có tư duy phản biện tốt và kiến thức xã hội sâu sắc

Câu 3: Nội dung của văn bản trên:

Qua những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác giả văn bản đã trình bày quan điểm về tác hại khôn lường của tâm lí đám đông đối với cá nhân và xã hội.

Thông qua văn bản, tác giả cũng đã bày tỏ thái độ lên án, phê phán nặng nề thứ “tâm lí đám đông” đang tận dụng các trang mạng xã hội để để tạo dư luận không tốt, ngăn cản những quan điểm cách tân, tiến bộ. Người viết cũng đã cảnh tỉnh mọi người tránh bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt vì nhiều khả năng việc làm của đám đông ấy là những hành động vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật).

Câu 4: Ý kiến trên hoàn toàn xác đáng, vì những nguyên nhân sau. Các em có thể sử dụng chúng để hoàn thành cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

“Tâm lí đám đông” vốn coi trọng sự tương đồng, có tính ổn định cao, thậm chí bảo thủ, cứng nhắc nên sẵn sàng phản đối những điều mới lạ, khác biệt, dù rằng những tư tưởng, quan điểm ấy rất tiến bộ, có thể đưa xã hội đi lên.

Ngày nay, khi lợi thế của các trang mạng xã hội đang được tận dụng tối đa, “tâm lí đám đông” ấy sẽ còn lôi kéo thêm được rất nhiều cá nhân thiếu hiểu biết, a dua nhằm ngăn cản những quan điểm cách tân, giá trị của thiểu số có năng lực, có nhận thức đúng đắn.

Vì lo sợ sự khống chế, đàn áp hoặc bị loại bỏ bằng những biện pháp tiêu cực, những cá nhân có sự khác biệt, có tư duy tích cực, đổi mới sẽ không dám trình bày quan điểm cá nhân, không dám thể hiện chính kiến để rồi dần dần chấp nhận xuôi chiều theo đám đông ngu dốt và cuồng nộ.

Câu 5: Dàn ý chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống về đám đông cuồng nộ và ngu dốt như sau:

Mở bài: Giới thiệu sơ lược về đám đông cuồng nộ và ngu dốt
Thân bài:

Luận điểm 1: Trước hết, để không “bị cuốn theo những đám đông cuồng nộ và ngu dốt”, mỗi người đều cần hiểu rõ những tác hại đối với cá nhân và xã hội mà đám đông ấy gây ra. Cụ thể: Đám đông này phản đối, đàn áp, thậm chí gây ra hậu quả thương tâm cho những cá nhân có quan điểm cách tân, những tư tưởng tiến bộ có tác dụng thúc đẩy xã hội đi lên. Đám đông này tận dụng các trang mạng xã hội để tạo dư luận không tốt về những cá nhân mâu thuẫn với kẻ đăng tải thông tin mà không biết rằng đó là một hành động vi phạm đạo đức (thậm chí là cả pháp luật) (nêu dẫn chứng)

Luận điểm 2: Mỗi cá nhân phải lên tiếng và động viên người khác phê phán, chống lại cũng như ngăn chặn những hành động quá khích của đám đông tiêu cực ấy.

Luận điểm 3: Mỗi người trong chúng ta cần thể hiện chính kiến trong mọi việc, tránh thái độ xuôi chiều, thỏa hiệp.

Xem thêm: Cách Tiết Kiệm Tiền Mua Nhà Chỉ Trong Thời Gian Ngắn Nhất, Tiết Kiệm Tiền Mua Nhà

Kết bài: Khẳng định lại quan điểm phê phán đám đông cuồng nộ và ngu dốt

Có thể thấy rằng, để viết một đoạn văn (hay bài văn) nghị luận xã hội chuẩn cấu trúc bài văn nghị luận xã hội không khó. Chỉ cần áp dụng đúng cấu trúc 6 bước, cùng với những kiến thức xã hội thực tế về vấn đề, các em học sinh dễ dàng hoàn thành đoạn văn nghị luận 200 chữ như yêu cầu của đề bài.

designglobal.edu.vn – Đọc là đỗ
Hotline: 024.3399.2266