Vì sao ta lại có cảm giác vui, buồn, giận, chán chường, sợ hãi...? Nếu đã từng xem bộ phim hoạt hình “Những mảnh ghép cảm xúc” (Inside Out) thì ắt hẳn bạn vẫn còn nhớ 5 nhân vật “cảm xúc” trong cô bé Riley dễ thương – Vui Vẻ, Giận Dữ, Chán Ghét, Sợ Hãi và Buồn Bã. Chính 5 “mảnh ghép cảm xúc” đáng yêu này đã chi phối từng cử chỉ, hành động và tâm trạng của Riley để giúp cô bé vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Bạn đang xem: Các trạng thái cảm xúc của con người

Thế nhưng, sự cấu thành và tác động của “cảm xúc” trên thực tế phức tạp hơn là trong bộ phim hoạt hình của Pixar. Hãy cùng
Prudential tìm hiểu sâu hơn về bản chất, cũng như sự ảnh hưởng của cảm xúc đối với tinh thần và thể chất. Từ đó, bạn sẽ có thể hiểu rõ chính mình và mang đến những cảm xúc tích cực cho những người xung quanh.

Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa

Cảm xúc là một chu kỳ vô tận của các tín hiệu điện hóa tạo ra từ não, phản ánh nhận thức của chúng ta trước một sự vật hay sự việc. Các tín hiệu điện hóa này được truyền đến mọi cơ quan trên cơ thể và truyền ngược trở lại não. Quá trình này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng giờ. Tùy thuộc vào thế giới quan của từng cá nhân, cảm xúc của mỗi người trước cùng một sự vật sự việc vẫn có thể khác nhau.

Có tất cả 8 loại cảm xúc cơ bản

Dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn sẽ xoay quanh 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, Buồn bã, Sợ hãi, Chán ghét, Giận dữ, Ngạc nhiên, Hy vọng, và Tin tưởng. Tâm trạng của chúng ta có thể nằm trọn trong một loại cảm xúc hoặc bị chi phối bởi nhiều cảm xúc khác nhau.

Để minh hoạ dễ hiểu hơn, Robert Plutchik, tiến sĩ tâm lý người Mỹ, đã vẽ ra Bánh xe cảm xúc giúp ta hình dung được vô vàn những cảm xúc khác nhau là sự kết hợp của 8 loại cảm xúc này. Các loại cảm xúc sẽ được chia thành 3 cấp độ tăng dần khi vào gần tâm, và khi hai cảm xúc gần nhau sẽ tạo ra một hỗn hợp cảm xúc mới. Ví dụ, như “Tình yêu” sẽ được tạo từ cảm xúc “Vui vẻ” và “Tin tưởng”, trong khi “Sự khinh rẻ” sẽ là kết hợp giữa “Giận dữ” và “Chán ghét”.

*

Không có cảm xúc tốt cũng như cảm xúc xấu

Bạn có thể nghĩ rằng: Cảm xúc Vui vẻ hẳn phải tốt hơn Buồn bã, bởi có ai muốn buồn bao giờ? Tuy nhiên, cảm xúc là một phạm trù trung tính và ta không thể gọi một cảm xúc là tốt hay xấu.

Ví dụ, đứng trước một điều bạn mong muốn, thì bạn sẽ vui vẻ nếu như đạt được điều bạn mong muốn, và sẽ buồn bã nếu vuột mất nó. Tuy nhiên, đặt lại vấn đề, nếu bạn không cảm thấy buồn khi vuột mất điều gì đó, thì làm sao bạn có thể cảm nhận được sự vui sướng khi đạt được điều mình muốn. Thực tế, hai cảm xúc trái ngược nhau này là hai mặt thiết yếu của một nhu cầu.

Thứ hai, mọi cảm xúc trong chúng ta đơn giản là một tín hiệu truyền tải thông điệp từ não bộ đến các cơ quan. Kể cả những cảm xúc gây khó chịu cho ta như Sợ hãi, Giận dữ hay Buồn bã cũng có chức năng riêng của chúng. Vậy chức năng của cảm xúc là gì?

Chúng ta tồn tại và phát triển nhờ có cảm xúc

Cảm xúc giúp tập trung sự chú ý và thôi thúc ta thực hiện hành động cụ thể. Mỗi cảm xúc có một mục đích khác nhau. Chẳng hạn như “Giận dữ” là tín hiệu cho thấy việc bạn muốn làm đang bị chặn lại. Cảm giác giận dữ sẽ khiến bạn chú ý đến chủ thể đang ngăn cản bạn thực hiện điều mình muốn và khuyến khích bản thân bạn phản ứng để đẩy lùi chướng ngại vật. Tuy việc giận dữ có thể có tác động tiêu cực đến bạn, nhưng cơn giận cũng có thể tạo năng lượng thôi thúc ta đối mặt với vấn đề của mình và tìm giải pháp.

*

Một ví dụ khác về cảm xúc “Vui vẻ”: Khi vui, ta thường hướng sự tập trung vào những cơ hội, từ đó mang đến nguồn động lực để ta thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Không chỉ vậy, chúng ta cảm thấy vui khi cảm nhận được ý nghĩa và sự kết nối với cuộc sống, và mục đích của cảm xúc “Vui vẻ” trong hoàn cảnh này là để truyền tín hiệu tới chúng ta rằng hãy tiếp tục tìm kiếm thực hiện những điều tốt đẹp tương tự.

Để hiểu sâu hơn về thông điệp mà mỗi cảm xúc truyền tải, bạn có thểtải về tài liệu
Emotoscope Feeling Chart (Tạm dịch: Biểu đồ Cảm nhận qua lăng kính cảm xúc). Biểu đồ này hiển thị thông điệp mà mỗi sắc thái cảm xúc khác nhau của Buồn bã, Vui sướng, Giận dữ và Sợ hãi muốn truyền đạt.

Chẳng hạn, nếu một ngày bạn cảm thấy bị quá tải, hãy nhìn vào Biểu đồ để thấy rằng cảm xúc Quá tải thực ra là tín hiệu của cơ thể nhắc nhở rằng bạn cần dành thời gian sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Từ đó, thay vì trốn tránh, bạn học được cách lắng nghe cảm xúc và tìm giải pháp – chẳng hạn như tạo một danh sách việc cần làm với thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp. Tuy đơn giản nhưng Biểu đồ trên sẽ giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn và khiến bạn thấy mọi cảm xúc của mình đều có ích.

Cảm xúc có tính lan truyền

Giống như virus, cảm xúc có thể “lây” từ người sang người. Dù bạn đang tương tác với một nhóm hay chỉ với một người, bạn đều có thể “lây” và bị “lây” cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân của việc này có liên quan đến quá trình tiến hóa: loài người thường tồn tại và phát triển theo nhóm. Nói cách khác, chúng ta sống theo bầy đàn và thường có khuynh hướng nắm bắt trạng thái cảm xúc của nhau.

Chẳng hạn, nếu bạn nhìn thấy sự sợ hãi trên mặt người đối diện, bạn sẽ nhanh chóng đề phòng xung quanh, vì cảm xúc sợ hãi của chính bạn đã được kích hoạt ngay khi nhìn thấy thái độ đối phương. Trên thực tế, chúng ta liên tục gửi và nhận thông điệp cảm xúc bằng nhiều phương tiện, như cách nhấn câu, biểu hiện gương mặt, tư thế và hành vi mà đôi khi không để ý. Bạn không tin ư? Hãy nói chuyện với một người lớn tuổi và để ý xem giọng điệu và cách diễn đạt của bạn có chậm đi theo nhịp của người ấy không nhé.

Thú vị hơn cả, trong thời đại 4.0 như hiện nay, cảm xúc không chỉ “lây” khi bạn trực tiếp trò chuyện cùng đối phương. Một nghiên cứu từ Facebook và trường Đại học Cornell đã chứng minh rằng lan truyền cảm xúc còn xảy ra thông qua mạng xã hội. Từ đó có thể thấy, chúng ta có sự kết nối cảm xúc với nhau rất sâu sắc.

Cảm xúc khác với cảm giác và tâm trạng

Tuy vậy 3 khái niệm này vẫn có mối quan lệ tương quan. Vậy khác biệt nằm ở đâu? Sự khác biệt nằm ở độ dài thời gian mà mỗi khái niệm trên tác động tới chúng ta, và mức độ nhận thức của chúng ta.

Về bản chất, cảm xúc là những hợp chất hóa học được tiết ra trong não và trong cơ thể để hồi đáp cách diễn giải của bạn về một vấn đề cụ thể. Não cần ¼ giây để nhận dạng vấn đề và ¼ giây nữa để sản xuất chất hóa học cảm xúc. Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài vài giây.

Cảm giác xuất hiện khi chúng ta có nhận thức về cảm xúc và cho phép chúng “xâm nhập” vào não. Thông thường, cảm giác là sự kết hợp của nhiều cảm xúc, và kéo dài hơn cảm xúc.

Tâm trạng sinh ra không từ một nguyên nhân duy nhất mà là kết quả của nhiều yếu tố: Tác động ngoại cảnh (thời tiết, người xung quanh,...); thể chất (đồ ăn, chế độ tập luyện,...) và cuối cùng – trạng thái tâm lý. Tâm trạng có thể kéo dài hàng giờ hoặc vài ngày.

Mỗi cảm xúc chỉ kéo dài trong vòng 6 giây

*

Các hợp chất hoá học cảm xúc – từ khi được sản sinh trong vùng dưới đồi của não (hypothalamus) đến khi được phân nhỏ và hấp thu – sẽ tồn tại trong cơ thể trong khoảng 6 giây.

Nếu lâu hơn 6 giây, có thể bản thân bạn đang chọn kéo dài cảm xúc đó, và chúng sẽ trở thành cảm giác và hiện diện lâu hơn. Điều này có thể tốt khi bạn nhận thấy được sự nguy hiểm và muốn kéo dài cảm xúc sợ hãi để có thể bắt cơ thể chạy nhanh hơn để trốn khỏi kẻ thù. Điều này cũng có thể không hay khi bạn muốn kéo dài sự giận dữ để có thể trả thù đối phương.

Thực tế, Chỉ số cảm xúc (EQ) mà ta thường nhắc đến chính là chỉ số ghi nhận khả năng nhận diện cảm xúc, đánh giá mục đích của cảm xúc đó, và quyết định có nên tái tạo lại cảm xúc đó hay không. Vì vậy, đừng quên liên tục lắng nghe và suy nghĩ kỹ về cảm xúc mình đang có, từ đó điều chỉnh lại hành vi và tâm trạng của mình để có một quyết định có lợi cho bạn nhất.

Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng quyết định tâm trạng, hành động và góp phần cấu thành nên tính cách con người. Dưới đây chính là 20 loại cảm xúc cơ bản mà bạn có thể chưa thực sự hiểu rõ.


Cảm xúc chính là một công cụ giúp chúng ta vượt qua sự mơ hồ của bản thân. Hiểu được những định nghĩa cơ bản về các cung bậc cảm xúc có thể giúp ta dễ dàng hơn trên con đường tìm hiểu bản thân cũng như xây dựng phiên bản tốt nhất của mình. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về 20 loại cảm xúc của con người và cách để thấu hiểu chúng nhé!

Xấu xí

Cảm xúc xấu xí xảy đến khi chúng ta vô tình nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương và nhận ra bản thân có khuôn mặt thật kỳ quặc, mái tóc không ưng ý, làn da chi chít những nốt mụn,... dường như vào khoảnh khắc đó tất cả những nỗi sợ tồi tệ nhất về bản thân đều trở thành sự thật. Ta cảm thấy mình thật xấu xí.

Tuy nhiên vấn đề là cảm giác xấu xí hoàn toàn chẳng liên quan gì đến ngoại hình thật sự của một người. Vậy mà con người ta vẫn luôn có vô vàn lý do để cảm thấy bản thân xấu xí.

Có thể nói cảm giác xấu xí mang đến rất nhiều những suy nghĩ tiêu cực, khiến chúng ta trở nên khắt khe hơn, thậm chí là cáu giận với chính bản thân mình, lâu dần dẫn đến rối loạn nhân cách. Trái lại, cảm xúc này nhiều lúc lại có thể khiến ta nhận ra tình trạng hiện tại và có phương hướng sửa đổi, tìm đến phiên bản tốt nhất của mình.

Vì vậy, khi bạn rơi vào trạng thái cảm xúc này, bạn cần suy nghĩ thoáng hơn, nhìn nhận những điểm tốt của mình. Bên cạnh đó, để cho những lời nói tốt đẹp của người khác xoa dịu bản thân cũng là một cách rất tốt.


*

Cảm xúc xấu xí khiến ta không hài lòng về bản thân mình

Thực tế

Khi bạn nhận ra bản thân đã quá lười biếng và đòi hỏi, chỉ biết trì hoãn những kế hoạch đã đặt ra. Bạn quyết tâm không để những hoài nghi ấy bao trùm lấy mình và sẵn sàng đương đầu với thế giới thực, chấp nhận khó khăn để đạt được mục tiêu của mình.

Cảm xúc thực tế chợt đến khiến cho sự quyết tâm của bạn được đẩy lên cao. Chúng giúp bạn phát triển hơn, trưởng thành hơn thậm chí là có cuộc sống ổn định hơn trước.

Muốn khóc

Thực tế không phải chỉ những điều tồi tệ mới làm ta khóc, niềm hạnh phúc trào dâng cũng có thể khiến con người rơi lệ. Nguồn cơn của sự xúc động, của cảm xúc muốn khóc luôn hiện hữu ở những nơi chốn mà mọi muộn phiền trong cuộc sống va chạm với những điều vẫn tốt đẹp và tử tế trong thế gian này.

Bởi vậy, khi mà ta muốn khóc, ta không thực sự cần tới sự an ủi hay một lời khuyên mà chỉ cần nghĩ đến những sự biết ơn và tốt đẹp trong cuộc sống. Một cách khác chính là tìm đến những người thân, những người mà chúng ta thật sự tin tưởng để trải lòng. Chắc chắn sẽ giúp cho bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều đó.


*

Hãy tìm đến những người thân khi bạn muốn khóc

Khoái cảm

Cần hiểu rẳng cảm xúc khoái cảm này khác rất nhiều so với dục vọng đơn thuần, chúng ít cụ thể và bao quát hơn nhiều. Lúc này, ta cảm thấy thật ngẫu hứng, tinh nghịch, không tuân theo khuôn phép, chỉ muốn thả mình theo những rộn ràng của cuộc sống.

Tâm trạng ấy có thể là một mối đe dọa với những người tin tưởng vào ta, khiến họ cho rằng ta muốn từ bỏ mối quan hệ hiện tại để tìm đến một mối quan hệ mới. Rất dễ tạo ra những sự hiểu nhầm không đáng có.

Khi ở trong trạng thái cảm xúc này, chúng ta chỉ đơn giản là muốn tận hưởng cuộc sống, chạy theo những thú vui nhất thời. Không thể nói rằng khoái cảm là một cảm xúc tiêu cực, chúng có thể giúp ta trở nên thoải mái hơn, tuy nhiên cũng cần chú ý kiểm soát sao cho không vượt quá giới hạn.

Chạnh lòng

Chạnh lòng không phải là oán giận hay là cay đắng, nó chỉ đơn giản là một dạng u buồn xuất hiện khi chúng ta nhận thấy cuộc đời thật quá khó khăn. Và khi sự chạnh lòng khi được sẻ chia, chính là cơ sở để bắt đầu những mối quan hệ, là sự khởi đầu của tình bạn.

Tự xót thương mình

Việc tự thương xót mình mang lại cảm giác thật dễ chịu, dưới sự ảnh hưởng của nó, ta có thể cảm nhận được mọi thứ bất công đến nhường nào, ta cô độc ra sao,... và tự đồng cảm với bản thân về những điều tiêu cực đó.

Tự thương hại chính có thể được coi như là một cơ chế để giải quyết vấn đề, là lớp vỏ bảo vệ đầu tiên mà ta tạo nên để đối phó với những lần thất vọng mà cuộc đời mang đến cho ta.

Khao khát yêu thương

Mặc dù con người ta được dạy phải gắn liền với tính tự lập, nhưng đôi khi, việc mong muốn tình yêu thương chính là điều hoàn toàn tự nhiên.

Ta nên dành ra thời gian để gạt bỏ những ngại ngùng và tự chấp nhận nhu cầu chính đáng về việc yêu cầu một lời khẳng định yêu thương- một dấu hiệu của sự trưởng thành và lành mạnh.


*

Nhu cầu được yêu thương là nhu cầu chính đang của mỗi người

Tội lỗi

Đối với loại cảm xúc này, ta nhận biết toàn bộ cảm giác chán nản và buồn phiền về phía mình, thay vì việc xua đi những suy nghĩ tự buộc tội bản thân. Ta sẵn sàng thừa nhận rằng bản thân đã hành xử thật tồi tệ và ngu ngốc. Thậm chí là phạm phải những sai lầm làm tổn thương người khác.

Loại cảm xúc này có những ý nghĩa nhất định về mặt trưởng thành, giúp ta tránh được những rủi ro của việc tự cho mình là đúng. Đảm bảo rằng mình sẽ không tiếp tục tái phạm những sai lầm trong tương lai nữa.

Biết ơn

Lòng biết ơn có thể được hiểu là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mà mình được nhận từ người khác. Biết ơn trước những người giúp đỡ mình, biết ơn vì được ngắm nhìn cảnh đẹp, biết ơn vì một ngày thật tuyệt vời,... chúng có thể đến từ những điều vô cùng nhỏ bé, giúp ta khẳng định phẩm chất của bản thân, phát triển các mối quan hệ xung quanh,...

Yêu mọi người

Ta thường dành phần lớn cuộc đời để quan tâm tới bản thân mình. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm hoi, ta bắt đầu nghĩ về người khác nhiều hơn.

Thay vì chỉ trích và tấn công, ta lại yêu thương họ một cách ngẫu nhiên và hào phóng. Ta sẵn lòng nhìn xa hơn vẻ bề ngoài và tìm kiếm những giá trị tuyệt vời bên trong. Việc dành tình yêu thương cho những người khác không chỉ giúp ta thêm vị tha mà còn cải thiện các mối quan hệ rất tốt.


*

Việc chia sẽ tình yêu thương sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các mối quan hệ xung quanh

Lo lắng

Lo lắng là một trạng thái cảm xúc cơ bản hình thành bởi sự yếu đuối nằm sâu trong mỗi con người. Tuy nhiên, cần hiểu rằng đây không phải là dấu hiệu của việc cuộc đời ta đã đi sai hướng mà chỉ có nghĩa là ta vẫn đang tồn tại mà thôi.

Xem thêm: Tái chế chai nhựa, 100+ cách làm đồ chơi từ phế thải, hướng dẫn cách làm đồ chơi từ phế liệu

Có thể nói, lo lắng chính là một biểu hiện rõ ràng nhất của sự tồn tại, và ý thức của con người về sự tồn tại của chính mình. Mặc dù vậy, vẫn cần cẩn thận với việc lo lắng quá đà dẫn tới bệnh lo âu.


*

Cần tránh việc lo lắng quá đà có thể dẫn đến các bệnh về tâm lý

Bên cạnh những cảm xúc trên thì còn có: Mộng mơ, kính sợ, hoài niệm, ám ảnh, thích ở một mình, hờn dỗi, ghen tị, cô đơn và hổ thẹn tạo nên 20 trạng thái cảm xúc chính của con người. Hãy học cách biểu hiện chúng hợp lý để giúp bản thân ngày càng tốt hơn nhé!