(VOH) - Thành ngữ, tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, súc tích, có vần, có điệu, dễ nhớ, trong đó chứa đựng những bài học sâu sắc về con người và xã hội, càng đọc càng thấm thía!

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thành ngữ, tục ngữ là một phần quan trọng tạo nên những giá trị to lớn. Từ thực tiễn cuộc sống, trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, trải qua những chặng đường phát triển, có cả mất mát, hy sinh, đấu tranh giành độc lập,... kết hợp những vay mượn từ nước ngoài mà ông cha ta đã viết nên những câu tục ngữ sâu sắc, khắc họa chân thực một bức tranh sống động về cuộc sống, con người, xã hội Việt Nam.

Hôm nay, chúng ta cùng ôn lại những câu thành ngữ, tục ngữ quý báu mà cha ông răng dạy bạn nhé!


Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ A

Ác giả ác báo.Ác nhân tự hữu ác nhân ma.Ách giữa đàng, mang qua cổ.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Ăn cây nào rào cây nấy.Ăn cháo đá bát.Ăn vóc học hay.Ai chết trước thì được mồ mả.Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.Ai làm dữ nấy lo.Ái nhân như kỷ.Ai thương tìm tới, ai ghét lánh thân.Ai vác dùi đục đi hỏi vợ.An bộ khả dĩ đương xa.An cư lự nguy.Anh em ai đầy nồi nấy.Anh em chém nhau bằng sống, không ai chém nhau bằng lưỡi.Anh em gạo, đạo ngãi tiền.Anh em hạt máu sẻ đôi.Anh em khinh trước, làng nước khinh sau.Anh em như chân tay.Anh em trong nhà, đóng cửa bảo nhau.Anh em xem mặt cho vay.Anh ngủ, em thức, em chực, anh đi nằm.Áo mặc sao qua khỏi đầu.Áo năng may năng mới, người năng tới năng thường.Ao sâu tốt cá.Ao sâu tốt cá, nước cả cá to.Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại.Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.Ăn bụi tre, dè bụi hóp.Ăn cây nào rào cây ấy.Ăn cây táo rào cây xoan đào.Ăn chẳng có, khó đến mình.Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.Ăn chưa no, lo chưa tới.Ăn có bữa lo không có bữa.Ăn có nhai, nói có nghĩ.Ăn có nơi, làm có chỗ.Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.Ăn cơm chúa, múa tối ngày.Ăn cơm có canh, tu hành có vãi.Ăn cơm mắm thấm về lâu.Ăn cơm mới, nhắc chuyện cũ.Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng.Ăn cơm nhà vác ngà.Ăn cơm với cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.Ăn của chồng thì ngon, ăn của con thì nhục.Ăn hết nhiều, ở hết bao nhiêu.Ăn ít ngon nhiều.Ăn không lo của kho cũng hết.Ăn không rau như đau không thuốc.Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.Ăn làm sóng, nói làm gió.Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.Ăn lấy đời, chơi lấy thời.Ăn lấy vị không ai lấy bị mà đong.Ăn lúc đói, nói lúc say.Ăn mày đánh đổ cầu ao.Ăn mày nơi cả thế, làm rể nơi nhiều con.Ăn mật giả gừng.Ăn một bát, nói một lời.Ăn một miếng, tiếng một đời.Ăn nể ngồi không, non đồng cũng lở.Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.Ăn nhạt mới biết thương đến mèo.Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi giăng.Ăn no sinh sự.Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất.Ăn ở trần, mần mặc áo.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Ăn quen, nhịn không quen.Ăn sung giả ngái.Ăn tại thủ, ngủ tại công đường.Ăn tấm trả giặt.Ăn thật làm giả.Ăn theo thuở, ở theo thì.Ăn thì cho, buôn thì so.Ăn thì vóc, học thì hay.Ăn trộm ăn cướp thành Phật thành tiên, đi chùa đi chiền bán thân bất toại.Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích.Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.Ăn tùy nơi, chơi tùy chỗ.Ăn vặt quen mồm.Ăn vỏ dưa, thấy vỏ dừa mà sợ.Ăn xôi chùa ngọng miệng. 

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ B

Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột.Ba keo thì mèo mở mắt.Bà khoe con bà tốt, đến tháng mười một bà biết con bà.Ba mươi được ăn, mồng một tìm đến.Ba người đánh một, không chột cũng què.Bà phải có ông, chồng phải có vợ.Bà con xa không bằng láng giềng gần.Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò chạy đi.Ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả.Bách nhân bách khẩu.Bán anh em xa, mua láng giềng gần.Bán chỗ nằm mua chỗ ngồi.Bán gia tài mua danh phận.Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.Bát còn có lúc xô xát huống chi vợ chồng.Bát nước giải bằng vại thuốc.Bảy mươi chưa què, chớ khoe rằng tốt.Bắc cầu mà noi, ai bắc cầu mà lội.Bắng nhắng như nhặng vào chuồng tiêu.Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới biển.Bất học vô thuật.Bầu dục chẳng đến bàn thứ tám, cám nhỏ chẳng đến miệng lợn sề.Bầu dục chấm nước cáy.Bẻ hành bẻ tỏi.Bé thì con mẹ con cha, lớn thì con vua con chúa.Bé thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con.Biết sự đời, mười đời chẳng khó.Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.Biết tội đâu mà tránh, biết phúc đâu mà tìm.Bình phong cẩn ốc xà cừ, vợ hư rầy vợ đừng từ mẹ cha.Bóc ngắn cắn dài.Bói ra ma, quét nhà ra rác.Bói rẻ còn hơn ngồi không.Bố chồng là ông lợn bạch, mẹ chồng là đách lợn lang.Bốc mả kiêng ngày trùng tang, trồng khoai lang kiêng ngày gió bấc.Bồi ở lở đi.Bốn chín chưa qua, năm ba đã tới.Bới bèo ra bọ.Bới lông tìm vết.Bụng làm dạ chịu.Bụng trâu làm sao bụng bò làm vậy.Buộc cổ mèo, treo cổ chó.Buôn chung với đức ông.Buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện.Buôn tàu buôn vã chẳng đã hà tiện.Bụt nhà không thiêng, đi cầu Thích Ca ngoài đường.Bút sa, gà chết. 

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ C

Cá dưới sông, vợ chồng thuyền chài đánh nhau.Cả giận mất khôn.Cả gió tắt đuốc.Cá lớn nuốt cá bé.Cá mè một lứa.Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.Cả vốn lớn lãi.Cái khó bó cái khôn.Cái răng, cái tóc là góc con người.Cái nết đánh chết cái đẹp.Cau phơi tái.Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em.Cắt dây bầu, dây bí, chẳng ai cắt dây chị, dây em.Cần tái, cải nhừ.Câu đối cụ Phan, chữ nghè Đàn.Cây chạm lá, cá chạm vây.Cây có cội, nước có nguồn.Cây ngay chẳng sợ chết đứng.Cha bưng mâm, con ngồi cỗ nhất.Cha cầm khoáng, con bẻ măng.Cha chung không ai khóc.Cha đào ngạch, con xách nồi.Cha để nhà cho trưởng, cha ngất ngưởng đi ăn mày.Cha già con cọc.Cha già đi nuôi con mượn.Cha hổ mang đẻ con liu điu.Cha làm thầy, con bán sách.Cha mẹ giàu con có, cha mẹ khó con không.Cha mẹ ngoảnh đi con dại, cha mẹ ngoảnh lại con khôn.Cha mẹ sinh con trời sinh tính.Cha muốn cho con hay, thầy mong cho con khá.Cha muốn con hay, thầy muốn trò khá.Cha sinh chẳng bằng mẹ dưỡng.Cha thắt khố dài, con cài thiết lĩnh.Cha thương con út, con út đái lụt chân giường.Cha trở ra trở vào, con ngồi cao gọi với.Cháu bà nội, tội bà ngoại.Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.Chạy như cờ lông công.Cháy thành vạ lây.Chạy trời không khỏi nắng.Chắc rễ bền cây.Chẳng được con trắm, con chép cũng được mớ tép, mớ tôm.Chẳng ốm chẳng đau, làm giàu mấy chốc.Chân tốt về hài, tai tốt về hoàn.Chê chồng trước đánh đau, gặp chồng sau mau đánh.Chê thằng một chai, lấy thằng hai nậm.Chết sông, chết suối, không ai chết đuối đọi đèn.Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng người.Chết trong còn hơn sống đục.Chỉ đường cho hươu chạy.Chị em dâu như bầu nước lã.Chị em không thèm đến ngõ.Chị em nắm nem ba đồng.Chị ngã em nâng.Chiếc áo không làm nên thầy tu.Chiêm xấp tới, mùa đợi nhau.Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con.Chim có tổ, người có tông.Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè.Chim, thu, nụ, dé.Chó cắn thì chìa con ra.Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng.Chó gầy hổ mặt người nuôi.Chó treo, mèo đậy.Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.Chỗ ướt mẹ nằm, ráo xê con lại.Chồng dữ thì lo, mẹ chồng dữ đánh co mà vào.Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.Chơi chó, chó liếm mặt.Chơi dao sắc có ngày đứt tay.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.Chú đánh cha tôi, tôi tha gì chú.Chú như cha, già như mẹ.Chung nhau thì giàu, chia nhau thì khó.Chuối sau, cau trước.Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn.Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.Chưa học làm dâu đã hay đâu làm mẹ chồng.Chưa vỡ bọng cứt, đã đòi bay bổng.Chửi cha không bằng pha tiếng.Có an cư mới lạc nghiệp.Có bệnh thì vái tứ phương, không bệnh đồng lương không mất.Có bột mới gột nên hồ.Có bụng ăn, có bụng lo.Có chí làm quan, có gan làm giàu.Có chí thì nên.Có chú chê anh hèn, không chú rèn lấy anh.Có con không dậy để vậy mà nuôi.Có con nhờ con, có của nhờ của. Có công mài sắt có ngày nên kim.Có cứng mới đứng đầu gió.Có dốt mới có khôn.Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn.Có hay không mùa đông mới biết.Có hoa sói, tình phụ hoa ngâu.Có mình thì phải giữ.Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.Có phúc đẻ con hay lội, có tội đẻ con hay trèo.Có phúc lấy được dâu hiền, vô duyên lấy phải dâu dại.Có tật giật mình, có tình kinh trong bụng.Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.Có thực mới vực được đạo.Có tiền mua tiên cũng được.Có tiếng không có miếng.Có vay có trả, mới thỏa lòng nhau.Con ai cha mẹ ấy.Con ai người ấy xót.Con ấp vú mẹ.Con biết ngồi, mẹ rời tay.Con biết nói, mẹ hói đầu.Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.Còn cha ăn cơm với cá.Con chẳng chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nhà nghèo.Con chị cõng con em, con em lèn con chị.Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.Con có khóc, mẹ mới cho bú.Con có mạ như thiên hạ có vua.Con có mẹ như măng ấp bẹ.Con dại cái mang.Con dâu mới về đan bồ chịu chửi.Con dòng thì bỏ xuống đất, con vật thì cất lên sàn.Con đẹn con sài, chớ hoài bỏ đi.Con đóng khố, bố cởi truồng.Còn gà trống, gà mái thì còn gà giò.Con gái giống cha giàu ba đụn.Con gái là cái bòn.Con gái mười bảy chớ ngủ với cha, con trai mười ba đừng nằm với mẹ.Con gái mười bảy, bẻ gãy sừng trâu.Con giàu một bó, con khó một nén.Con giun xéo lắm cũng quằn.Con giữ cha, gà giữ ổ.Con học, thóc vay.Con hơn cha là nhà có phúc.Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.Con khó có lòng.Con khôn nở mặt mẹ cha.Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư.Con lên ba mới ra lòng mẹ.Con lên ba, mẹ sa xương sườn.Con lở ghẻ, mẹ hắc lào.Con mắt là mặt đồng cân.Con mẹ đẻ con con.Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu.Con người ỉa đầu đường thì thối, con mình ỉa đầu gối thì thơm.Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.Còn nước, còn tát.Con sâu bỏ rầu nồi canh.Con thì mạ, cá thì nước.Con trâu là đầu cơ nghiệp.Con voi, voi dấu, con châu chấu, châu chấu yêu.Con vua tốt, vua dấu, con tôi xấu tôi yêu.Cõng rắn cắn gà nhà.Cô cũng như cha, gì cũng như mẹ.Cốc mò cò xơi.Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh.Cờ đến tay ai người ấy phất.Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà gại ổ.Cơm không ăn, gạo còn đó.Cơm mẹ thì ngon, cơm con thì đắng.Cơm treo, mèo nhịn đói.Cơm và, cháo húp.Cú đói ăn con.Cũ người mới ta.Của anh như của chú.Của bền tại người.Của không ngon nhà nhiều con cũng hết.Của làm ăn no, của cho ăn thèm.Của mình để, của rể thì bòn.Của mòn, con lớn.Của một đồng, công một nén.Của như kho không lo cũng hết.Của thế gian đãi người thiên hạ.Của thiên trả địa.Củi mục khó đun, chồng lành dễ khiến, chồng khôn khó chiều. 

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ D

Dao thử trầu héo, kéo thử lụa sô.Dâu dâu rể rể cũng kể là con.Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.Dâu là con, rể là khách.Dễ người dễ ta.Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.Đã khó, chó cắn thêm.Đã tu thời tu cho trót.Đãi cứt sáo lấy hạt đa, đãi cứt gà lấy hạt tấm.Đàn bà không biết nuôi heo - đàn bà nhác.Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ.Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt.Đánh chó ngó chủ nhà.Đánh rắn phải đánh dập đầu.Đắt ra quế, ế ra củi.Đất chẳng chịu trời, trời phải chịu đất.Đất có lề, quê có thói.Đất có thổ công, sông có hà bá.Đất lành chim đậu.Đất sỏi có chạch vàng.Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm.Đầu đi đuôi lọt.Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.Đầu xuôi đuôi lọt.Đẻ con khôn mát như nước, đẻ con dại thì rát như hơ.Đẹp vàng son, ngon mật mỡ.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.Đến chậm gặm xương.Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.Đi dối cha, về nhà dối chú.Đi đêm lắm có ngày gặp ma.Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.Đi một ngày đàng học một sàng khôn.Đi việc làng giữ lấy họ, đi việc họ giữ lấy anh em.Điếc không sợ súng.Đình đám người, mẹ con ta.Đo bò làm chuồng.Đói ăn vụng, túng làm liều.Đói bụng chồng, hồng má vợ.Đói cho sạch, rách cho thơm.Đói lòng con, héo hon cha mẹ.Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ.Đóng cửa đi ăn mày.Đong đầy bán vơi.Đông chết se, hè chết lụt.Đông tay hơn hay làm.Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau là đồng tiền dại.Đồng tiền liền khúc ruột.Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.Đời cha đắp nấm, đời con ấm mồ.Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.Đời cha vo tròn, đời con bóp bẹp.Đuổi con vào đám giỗ.Được làm vua, thua làm giặc.Được lòng ta xót xa lòng người.Được một bữa cơm người, mất mười bữa cơm nhà.Được mùa lúa, úa mùa cau.Được mùa quéo, héo mùa chiêm.Được mùa thầy chùa no bụng.Đường đi hay lối, nói dối hay cùng.Đường ở cửa miệng.Đứt tay hay thuốc.

Bạn đang xem: Sưu tầm ca dao, tục ngữ về quê hương làng quê việt nam

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ E

Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.Én bay cao mưa rào lại tạnh.Én bay thấp mưa ngập cầu ao.Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.Ếch tháng ba, gà tháng bảy.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ G

Gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia.Gái chưa chồng hay đi chợ, trai chưa vợ hay đứng đường.Gái có con như bồ hòn có rễ.Gái có công chồng chẳng phụ.Gái dở thèm của chua.Gái không chồng như thuyền không lái.Gái lỗ tai, trai con mắt.Gái ngoan làm quan cho chồng.Gái tham tài, trai tham sắc.Gái thở dài, trai nằm sấp.Gạo đổ hót chẳng đầy thưng.Gần lửa rát mặt.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.Gần nhà giàu đau răng ăn cốm, gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn.Ghen vợ, ghen chồng không nồng bằng ghen ăn.Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khoẻ.Già kén kẹn hom.Giàu bán chó, khó bán con.Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.Giàu vì bạn, sang vì vợ.Giàu làm chị, khó luỵ làm em.Giàu lúc còn son, giàu lúc con lớn.Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.Giàu ăn ba bữa, khó cũng đỏ lửa ba lần.Giàu bán ló, khó bán con.Giàu con út, khó con út.Giàu nhà quê không bằng kéo lê kẻ chợ.Giàu về bạn, sang vì vợ.Giấy rách phải giữ lấy lề.Giấy trắng mực đen, làm quen thiên hạ.Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét.Gió đông là chồng lúa chiêm, gió bấc là duyên lúa mùa.Gió heo may mía bay lên ngọn.Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.Gió thổi là chổi trời.Góp gió thành bão, góp cây nên rừng. 

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ H

Há miệng mắc quai.Hai vợ chồng son, đẻ một con hoá bốn.Hay ăn miếng ngon chồng con trả người.Hay ăn thì lăn vào bếp.Hay đi chợ để nợ cho con.Hay làm thì đói, hay nói thì no.Hay ở, dở đi.Học thầy không tày học bạn.Hòn đất nỏ bằng giỏ phân.Hổ phụ sinh hổ tử.Hơi đâu mà giận người dưng.Hùm dữ chẳng nỡ ăn thịt con.Hương năng thắp năng khói, người năng nói năng lỗi.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ K

Kén dâu thì dễ, kén rể thì khó.Khác máu tanh lòng.Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.Khi nên, trời cũng chiều người.Khỏi nhà ra thất nghiệp.Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già.Khôn từ trong trứng khôn ra.Khôn với vợ, dại với anh em.Không có lửa sao có khói.Không con héo hon một đời.Không con, chó ỉa mả.Không mẹ lẹ chân tay.Không ưa thì dưa có giòi.Kiếm củi ba năm thiêu một giờ.Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ L

Lá rụng về cội.Làm chị phải lành, làm anh phải khó.Làm dâu vụng kho, chồng không bắt bẻ mụ o nhún trề.Làm hàng săng, chết bó chiếu.Làm khi lành để dành khi đau.Làm nghề gì ăn nghề ấy.Làm phúc quá tay, ăn mày không kịp.Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc phật.Làm rể chớ xáo thịt trâu, làm dâu chớ đồ xôi lại.Làm rể nhà giàu vừa được cơm no, vừa được bò cưỡi.Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa.Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc.Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn.Lắm sãi không ai đóng cửa chùa.Lấy chồng khó giữa làng, hơn lấy chồng sang thiên hạ.Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống.Lễ vào quan như than vào lò.Lệnh ông không bằng cồng bà.Liệu cơm gắp mắm.Liệu cơm gắp mắm, liệu con gả chồng.Lọt sàng xuống nia.Lời chào cao hơn mâm cỗ.Lời nói không cánh mà bay.Lợn giò, bò bắp.Lớn vú bụ con.Lụt thì lút cả làng.Lửa đã đỏ lại bỏ thêm rơm.Lựa được con dâu, sâu con mắt.Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ M

Mài mực dạy con, mài son đánh giặc.Mạnh về gạo, bạo về tiền.Máu chảy ruột mềm.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.Mất bò mới lo làm chuồng.Mất cả chì lẫn chài.Mất lòng trước, được lòng sau.Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.Mấy ai biết lúa gon, mấy ai biết con ác.Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.Mẹ ăn cơm chả, con lả bụng.Mẹ chồng dữ mẹ chồng chết, nàng dâu có nết nàng dâu chừa.Mẹ chồng vai gồng vai gánh, cưới dâu về để thánh lên thờ.Mẹ con một lần da đến ruột.Mẹ cú con tiên, mẹ hiền con xục xạc.Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng.Mẹ em tham giàu bắt chạch đằng đuôi.Mẹ già như chuối chín cây.Mẹ già thì sâu nước ăn.Mẹ hát con khen, ai chen vô lọt.Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng phải theo.Mẻ không ăn cũng chết.Mẹ lá rau lá má, con đầy rá đầy mâm.Mẹ lừa ưa con ngọng.Mẹ sống bằng hai bàn tay, con ăn mày bằng hai đầu gối.Mẹ với con lúa non cũng lấy.Miệng ăn núi lở.Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời.Miệng nhà giàu nói đâu ra đấy.Miệng quan trôn trẻ.Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường.Môi hở răng lạnh.Mồm miệng đỡ chân tay.Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy.Một bát cơm cha bằng ba bát cơm rể.Một câu nhịn, chín câu lành.Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.Một con so bằng mười con dạ.Một con tội sống, hai con tội chết, ba con hết tội.Một đời kiện, chín đời thù.Một giọt máu đào hơn ao nước lã.Một lượt cỏ thêm giỏ thóc.Một mẹ già bằng ba đứa ở.Một miếng khi đói bằng một gói khi no.Một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần.Một người làm quan cả họ được nhờ.Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ.Một sào lúa non nuôi con nửa ngày.Một tiền gà, ba tiền thóc.Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê.Mùa hè cá sông, mùa đông cá bè.Muốn nói ngoa làm mẹ cha mà nói.Muốn nói oan làm quan mà nói.Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước.Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.Mưa tháng ba hoa đất.Mưa tháng tư hư đất.Mưa tránh chỗ trắng, nắng tránh chỗ đen.Mưu cao chẳng bằng chí dày. 

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ N

Nàng dâu mới về là bà hoàng hậu.Năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn.Năm trước được cau, năm sau được lúa.Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.Nắng đan đó, mưa gió đan gầu.Năng nhặt chặt bị.Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.Nén bạc đâm toạc tờ giấy.Ngày lắm mối, tối nằm không.Ngày năm thê bảy thiếp.Ngày tháng mười chưa cười đã tối.Nghe con lon xon mắng láng giềng.Nghèo thì giỗ tết, giàu hết anh em.Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.Ngựa Hồ gió bấc.Ngựa quen đường cũ.Người ăn thì còn, con ăn thì mất.Người ba đấng, của ba loài.Người chửa cửa mả.Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.Người khôn dồn ra mặt.Người là hoa đất.Người làm nên của, của không làm nên người.Người làm sao, chiêm bao làm vậy.Người lười, đất không lười.Người một quan chớ khinh kẻ chín tiền.Người sống đống vàng.Người sống về gạo, cá bạo về nước.Người ta là hoa đất.Người trước bắc cầu, kẻ sau theo dõi.Nhà dột từ nóc dột xuống.Nhà gần chợ để nợ cho con.Nhà khó đẻ con khôn.Nhà không chủ như tủ không khóa.Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon.Nhân hiền tại mạo.Nhân vô thập toàn.Nhất con nhì cháu thứ sáu người dưng.Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.Nhất tội nhì nợ.Nhất vợ nhì trời.Nhiều thầy thối ma, nhiều cha con khó lấy chồng.Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.Nhịn đói nằm co hơn ăn no vác nặng.Nhịn miệng qua ngày, ăn vay mắc nợ.Nhường cơm nhường áo không ai nhường chồng.No ba ngày tết, đói ba tháng hè.Nó lú có chú nó khôn.No mất ngon, giận mất khôn.No nên bụt, đói nên ma.Nói có sách, mách có chứng.Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật.Nói hay hơn hay nói.Nòi nào giống ấy.Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai.Nuôi con thì tốn tiền quà, nuôi gà thì tốn tiền thóc.Nuôi con trống dạ, đổ vạ ông vải.Nuôi dâu thì dễ, nuôi rể thì khó.Nuôi ong tay áo.Nứa trôi sông chẳng dập thì gãy, gái rẫy chồng chẳng chứng nọ thì tật kia.Nước chảy chỗ trũng.Nước chảy đá mòn.Nước khe đè nước suối.Nước lã ra sông.Nước mưa là cưa trời.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ O

Ôm rơm rặm bụng.Ôn cố tri tân.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.Ở hiền gặp lành.Ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ P

Phá cây thì dễ, phá chồi chẳng dễ đâu.Phận đàn em ăn thèm vác nặng.Phép vua thua lệ làng.Phú quý sinh lễ nghĩa.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ Q

Qua đò khinh sóng.Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng.Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.Quan nhất thời, dân vạn đại.Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.Quan thời xa, bản nha thời gần.Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy.Quen mặt đắt hàng.Quen mui thấy mùi ăn mãi.Quen tay hay làm.Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần..Quỷ tha ma bắt.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ R

Rán sành ra mỡ.Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn.Rau nào sâu ấy.Rắn già rắn lột, người già người chột.Râu ông nọ cắm cằm bà kia.Rế rách đỡ nóng tay.Rộng miệng cả tiếng.Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy chiêm.Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng.Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng.Rút dây động rừng.Rượu cổ be, chè đầy ấm.Rượu vào, lời ra.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ S

Sai con toán, bán con trâu.Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo.Sáng mưa, trưa tạnh.Sanh không thủng cá đi đằng nào.Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì.Sẩy đàn tan nghé.Sinh được một con, mất một hòn máu.Sóng cả chớ ngã tay chèo.Sống cậy nhà, già cậy mồ.Sông có khúc, người có lúc.Sống dầu đèn, chết kèn trống.Sống lâu biết nhiều sự lạ.Sống lâu lên lão làng.Sông lở cát bồi.Sống quê cha, ma quê chồng.Sợ người ở phải, hãi người cho ăn.Sớm rửa cưa, trưa mài đục.Sơn ăn từng mặt, ma bắt từng người. 

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ T

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.Tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh.Tấc đất, tấc vàng.Tẩm ngẩm mà đấm chết voi.Tết đến sau lưng, ông vải thì mừng, con cháu thì lo.Thả con săn sắt, bắt con cá rô.Tham thì thâm, đa dâm thì chết.Tháng ba bà già chết rét.Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về.Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.Tháng bảy kiến đàn, đại ngàn hồng thuỷ.Tháng bảy mưa gãy cành tràm.Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc.Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa mạ.Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân.Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu.Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết.Tháng tám nắng rám trái bưởi.Thánh cũng có khi nhầm.Thắng không kiêu, bại không nản.Thằng mõ có bỏ đám nào.Thẳng mực tàu, đau lòng gỗ.Thâm đông thì mưa.Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu.Thầy bói nói dựa.Theo voi ăn bã mía.Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ.Thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc.Thua keo này, bày keo khác.Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly.Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn.Thuốc chữa bệnh, chẳng chữa được mệnh.Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.Thuyền mạnh về lái, gái mạnh về chồng.Thuyền theo lái, gái theo chồng.Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng.Thứ nhất phạm phòng, thứ nhì lòng lợn.Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi.Thương con mà dễ, thương rể mà khó.Thương con ngon rể, vác ghế đi tìm.Thương gặm xương chẳng được.Tích tiểu thành đại.Tiên học lễ, hậu học văn.Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.Tiền không chân xa gần đi khắp.Tiền lĩnh quần chị không bằng tiền chỉ quần em.Tiền lĩnh quần chị, tiền chỉ quần em.Tiền trao cháo múc.Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống.Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.Tốt danh hơn lành áo.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.Tốt mốc ngon tương.Tốt quá hoá lốp.Trai có vợ như giỏ có hom.Trai có vợ như rợ buộc chân.Trai nhớ vợ cũ, gái nhớ chồng xưa.Trai thời loạn, gái thời bình.Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.Trăm hay không bằng tay quen.Trăm năm thì ngắn, một ngày dài ghê.Trăm nghe không bằng một thấy.Trăm rác lấy nác làm sạch.Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.Trâu buộc ghét trâu ăn.Trâu đẻ tháng sáu, vợ đẻ tháng mười.Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy.Trẻ cậy cha, già cậy con.Tre già măng mọc.Trẻ lên ba cả nhà học nói.Trẻ muối cà, già muối dưa.Trẻ trồng na, già trồng chuối.Trẻ vui nhà, già vui chùa.Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay.Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.Trời không đóng cửa ai.Trước lạ sau quen.Trước làm nàng dâu, sau mới làm mẹ chồng.Tuần hà là cha kẻ cướp.Tức nước vỡ bờ.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ V

Vạch lá tìm sâu.Vạn sự khởi đầu nan.Vàng thật không sợ lửa.Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp.Vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy.Vét nồi ba mươi cũng đầy niêu mốt.Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.Vịt già, gà tơ.Vợ chồng đầu gối, tay ấp.Vợ dại không hại bằng đũa vênh.Vợ đàn bà, nhà hướng nam.Vua thua thằng liều.Vụng sá vụng sịt lắm thịt cũng ngon.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ X

Xanh nhà hơn già đồng.Xanh vỏ đỏ lòng.Xay lúa thì thôi ẵm em.Xấu đều hơn tốt lỏi.Xem trong bếp biết nết đàn bà.

Thành ngữ, tục ngữ hay bắt đầu từ chữ Y

Yếu chân chạy trước.Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.Yêu con cậu, mới đậu con mình.Yêu con chị vị con em.Yêu nên tốt, ghét nên xấu.Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể. 

Kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, ở đó có cả kinh nghiệm sản xuất, lao động, sinh hoạt, có cả những nhận định, phán xét, giáo dục và có cả sự khắc họa sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Nhìn chung, những câu thành ngữ, tục ngữ sẽ dạy ta những bài học đắt giá, những lẽ sống ở đời, cách nhìn người, nhìn đời!

Ca dao tục ngữ Việt Nam được hình thành từ ngàn xưa, được ông cha ta truyền lại qua các thế hệ con cháu về truyền thống dân tộc, về cách sống sao cho trọn nghĩa trước sau, về công ơn sinh thành của cha mẹ ,…. Những bài học quý giá thông qua đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác, mỗi người con của đất nước khi nhắc đến ca dao tục ngữ Việt Nam là nhắc đến cội nguồn, nhắc đến quê hương nơi, đến những trị những bài học không bao giờ mất đi dù đã trải qua bao nhiêu thế hệ.

Vậy ca dao tục ngữ Việt Nam là gì? Nói về những lĩnh nào? Ca dao có khác gì so với tục ngữ? Hãy theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về ý nghĩa của ca dao tục ngữ Việt Nam.


Nội dung

1. Khái niệm ca dao tục ngữ Việt Nam2. Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ Việt Nam ý nghĩa nhất2.3. Ca dao tục ngữ Việt Nam về học tập

1. Khái niệm ca dao tục ngữ Việt Nam

Trước khi khám phá tổng hợp những ca dao tục ngữ Việt nam ý nghĩa nhất hãy cùng tìm hiểu ca dao tục ngữ là gì? Thường phản ánh hay nêu lên những nội dung gì? 

1.1. Ca dao là gì?

Theo nghĩa Hán Việt, thì từ “ca” là từ dùng để chỉ những bài hát, còn từ “dao” là từ để chỉ bài hát.

*
Ca dao là những lời thơ trữ tình được kết hợp với âm nhạc theo cách dân gian của người Việt Nam.

Ca dao là những lời thơ trữ tình được kết hợp với âm nhạc theo cách dân gian của người Việt Nam. Được lưu truyền bằng cách thức truyền miệng từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác dưới dạng câu hát kết hợp với âm nhạc mà chẳng theo theo một điệu nhất định nào.

Thông thường để dễ nhớ dễ đọc ca dao thường được phổ theo thể lục bát ( hoặc lục bát biến thể).

Ca dao là một trong những loại hình nổi bậc để lại dấu vết rõ nhất trong ngôn ngữ văn học Việt Nam bao đời nay. 

Nó phản ánh suy nghĩ từ sâu bên trong của con người được hiểu theo ý của ngày nay là thế giới nội tâm của con người, đồng thời ca dao còn dùng hình thức ẩn dụ với những ngôn từ bình dị, gần gũi với đời sống.

Nội dung của ca dao:

Ca dao thường thể hiện cũng như phản ánh các nội dung:Về lịch sử: Trong các câu ca dao thường nhắc tới các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, nói về thái độ, quan điểm của nhân dân chứ miêu tả một các sâu sắc diễn biến hay quá trình xảy ra.Về phong tục – tập quán của mỗi dân tộc, nếp sống của con người, tình cảm lứa đôi, về gia đình và đất nước. Ngoài ra, ca dao cũng phản ánh cuộc sống của nhân dân trong xã hội cũ, điển hình là những bài ca dao than thân của người phụ nữ trong thời phong kiến.

1.2. Tục ngữ là gì?

Khác với ca dao, tục ngữ thì lại thể hiện những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm của dân gian dưới hình dạng súc tích, dễ hiểu.

*
Tục ngữ thì lại thể hiện những câu nói được đúc kết từ kinh nghiệm của dân gian

Nói về mọi mặt trong cuộc sống như: thiên nhiên, lao động và sản xuất, các vấn đề của xã hội, được nhân dân vận dụng vào suy nghĩ, cuộc sống, lời ăn tiếng nói và sự khuyên răn…

Đây cũng là một thể loại văn học dân gian của Việt Nam. Trong các câu tục ngữ nội dung và hình thức luôn luôn có được sự gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo nên sự thống nhất trong câu. Thông thường trong một câu tục ngữ sẽ luôn có 2 nghĩa đen và nghĩa bóng.

Các câu tục ngữ thường sử dụng các phép nhân hóa, so sánh và ẩn dụ, ông cha ta muốn thông qua hiện tượng, sự vật xung quanh để nói lên quan niệm và đúc kết thành kinh nghiệm sống. Từ những tính hình tượng hóa này sẽ giúp mọi người dễ hiểu và suy ngẫm sâu sắc hơn.

Nội dung của tục ngữ:

Tục ngữ thường thể hiện các nội dung như:Sự phản ánh, thể hiện quan điểm hay đúc kết kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động.Tích lũy lại những kiến thức về các hiện tượng, sự kiện xã hội – lịch sử.Những lý luận, triết lý của dân tộc.

2. Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ Việt Nam ý nghĩa nhất

2.1. Ca dao tục ngữ Việt Nam về phong tục, nghi lễ 

Ca dao:

“Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

*
Ca dao phong tục của người Việt Nam khi tết đến

Đây là câu ca dao nói về phong tục của người Việt Nam khi tết đến. Chẳng biết từ khi nào những ngày tết của người Việt Nam không thể nào thiếu được những món ăn đặc trưng như: bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành,… ngoài những dinh dưỡng mà món ăn mang lại nó còn mang những ý nghĩa ở đằng sau.

Trước nhà sẽ treo những câu đối đỏ mang ý nghĩa chúc mừng năm mới, thông qua những câu chúc cầu mong gia đình sẽ có một năm mới bình an và tốt đẹp. thời khắc giao thừa bước qua năm mới mỗi nhà sẽ đốt pháo để báo hiệu khởi đầu cho một năm mới.

Cây nêu từ xa xưa đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt. Nhằm đề phòng và xua đuổi những điều xấu và không hay đến nhà, người dân sẽ dựng cây nêu để tránh được những không may xảy ra.

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.​”

Cứ mỗi hằng năm, đúng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, mỗi người dân Việt Nam đều nhớ về cội nguồn của dân tộc, ai có thể đến Phú Thọ tham gia lễ Giỗ tổ Hùng Vương thì tham gia, ai không có điều kiện đến tham gia thì dùng lòng biết ơn trân trọng để bày tỏ đến có vị vua Hùng của đất nước.

Tục ngữ:

“Tháng giêng ăn tết ở nhà.”

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam ba ngày tết là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm, những ngày gia đình con cháu sum họp sau một hay nhiều năm làm việc xa nhà. Theo quan niệm xưa ba ngày tết còn là ngày gặp mặt của các vị thần linh, nên tết cổ truyền là những ngày cực kỳ quan trọng đối với truyền thống nước nhà.

*
Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam ba ngày tết là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi.”

Theo quan niệm khi xưa vôi trắng biểu tượng cho sự vô cảm (bạc như vôi), nên đầu năm mới phải tránh những điều không hay, những rủi ro, sự đổ vỡ trong bất cứ mối quan hệ nào của gia đình hay công việc, vì lý do đó mới có quan niệm mua vôi vào cuối năm.

2.2. Ca dao tục ngữ Việt Nam về chủ đề thầy cô giáo

Ca dao:

”Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.”

Đây là một trong những câu ca dao về nhà giáo về thầy cô hay nhất. Câu ca dao nói về quan niệm khi xưa hình ảnh học tốt gắn liền với hình ảnh người thầy.

Câu nói có ý nghĩa tôn vinh vai trò của người thầy và cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ sau phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là truyền thống tôn sự trọng đạo.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.”

*
Câu nói có ý nghĩa tôn vinh vai trò của người thầy và cũng là một lời nhắc nhở các thế hệ sau phải gìn giữ

Câu ca dao ca ngợi công ơn của thầy cô đồng thời muốn nhắn nhủ với mỗi người học trò đừng quên công ơn dạy dỗ của thầy cô khi đã thành công vì có những người dẫn dắt chúng ta mới đạt được điều mà bạn từng mơ ước.

Tục ngữ:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.”

Câu tục ngữ cho cho lời nhắn nhủ phải biết ơn thầy cô giáo người đã dạy dỗ mình nên người, dạy ta biết những điều hay, lẽ phải là người lái đò thầm lặng đưa từng chuyến đò cập bến an toàn. Đó là đức tính cơ bản của một người trò ngoan một người công dân tốt.

“Tiên học lễ, hậu học văn.”

Việc học quan trọng đầu tiên là học về lễ nghĩa, đạo đức, kính trên nhường dưới, rèn luyện bản thân thành người có ích trước sau đó mới xét đến những kiến thức đã học được, người có tài mà không có đứa cũng như người bỏ đi.

2.3. Ca dao tục ngữ Việt Nam về học tập

*
Dù là thời xưa hay thời nay việc học mục đích quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầuCa dao:

“Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.”

Dù là thời xưa hay thời nay việc học mục đích quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu đó là để làm người. Làm người được nói ở đây là một người biết sống sao cho trọn nghĩa trước sau và có ích cho xã hội.

“Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.”

Câu ca dao trên muốn nhắc nhở mặc dù bạn đã giỏi nhưng nếu chăm chỉ rèn luyện nhiều, tài năng ấy ngày càng tiến bộ vượt bậc, đáng trân trọng. Ngược lại, có được tài năng mà ỷ lại, không quan tâm rèn luyện thi một ngày kia, tài năng cũng bị lụi tàn.
*
Câu tục ngữ muốn nói, việc học tập phải song hành với sự tự tìm hiểu của bản thânTục ngữ:

“Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.”

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”

Câu tục ngữ muốn nói, việc học tập phải song hành với sự tự tìm hiểu của bản thân không chỉ học trong sách vở là đủ, bạn cần đi nhiều để trải nghiệm thực tế, để biết thế giới ngoài kia còn có nhiều điều mà không sách vở nào có thể dạy có bạn biết hết được. Việc học là việc cả đời nên hãy tự khám phá tự trau dồi để bản thân ngày càng tốt hơn.

*
Câu tục ngữ muốn nói, việc học tập phải song hành với sự tự tìm hiểu của bản thân

2.4. Ca dao tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên về sản xuất và lao động

Ca dao:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tối.”

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho con cháu rất chính xác dựa trên kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời xưa trong cuộc sống mà cho đến ngày nay nó vẫn rất khả thi.

Ý nghĩa của câu ca dao là vào tháng năm hằng năm mặt trời sẽ mọc sớm và lâu lặn hơn ngày bình thường vì thế bạn sẽ có cảm giác ngày dài hơn đêm, còn vào tháng mười mặt trời sẽ lâu mọc hơn và lại lặng rất sớm nên sẽ có cảm giác thời gian vào ban ngày trôi qua rất nhanh và ngắn hơn đêm rất nhiều.

Giúp ích cho con người vận dụng vào sản xuất, sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

*
Câu ca dao nói về sự khó khăn, gian khổ của người nông dân

Câu ca dao nói về sự khó khăn, gian khổ của người nông dân khi tạo ra thành quả nói chung và hạt gạo nói riêng, nhắc nhở mỗi người chúng ta phải biết ơn những người tạo ra mọi vật xung quanh, phải biết trân trọng đừng lãng phí.

Tục ngữ:

“Con trâu là đầu cơ nghiệp.”

Câu tục ngữ được hiểu con trâu là hình ảnh con vật luôn gắn liền với hình ảnh cuộc sống người nông dân, ngụ ý tầm quan trọng của việc tạo giữ duyên trong cách định hướng nghề nghiệp và xây dựng sự nghiệp.

“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.”

Làm một câu tục ngữ về kinh nghiệm dự đoán thời tiết của ông cha ta truyền lại, ếch là một loài động vật rất nhạy cảm với việc thay đổi thất thường của thời tiết, đặc biệt là khi trời đổ mưa.

Chính vì lý do đó khi trời chuẩn bị kéo mây và bắt đầu mưa, ếch thường cất tiếng kêu ở những nơi ếch ở như: ao, hồ, đồng ruộng….. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.

2.5. Ca dao tục ngữ Việt Nam về gia đình, tình cảm gia đình

Ca dao:
*
Ông cha ta nhắc nhở mọi người luôn phải biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ “Hiếu” mới là đạo con.”

Chắc hẳn trong trong mỗi chúng ta đều thuộc nằm lòng những câu ca dao trên, khi vừa bước chân vào ghế nhà trường chúng ta đã được dạy về công ơn cha mẹ.

Ông cha ta nhắc nhở mọi người luôn phải biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ, công ơn đó cao hơn núi rộng hơn biển chẳng gì có thể so sánh được, chỉ khi con người biết hiếu thảo với cha mẹ, thì mới biết trân trọng những người xung quanh. 

Một người con hiếu thảo trong gia đình cũng sẽ ý thức trở thành một trò giỏi trong nhà trường, một công dân tốt biết làm tròn nghĩa vụ và giúp ích cho đất nước ngày càng phát triển. Hiếu thảo cũng là một trong những truyền thống quan trọng của dân tộc Việt Nam.

“Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Hai câu thơ cho ta thấy mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm thâu dẫu có chuyện gì xảy ra, câu ca dao có ý nghĩa người mẹ luôn dõi theo con đến suốt đời, chỉ mong sao cho con có cuộc đời bình an và sống thật tốt, đó là mong muốn của tất cả những người làm mẹ.

Tục ngữ:

“Mẹ dạy thì con khéo, bố (cha) dạy thì con khôn.”

*
Câu tục ngữ nhằm ca ngợi công ơn dưỡng dục của có bậc làm cha mẹ

Câu tục ngữ nhằm ca ngợi công ơn dưỡng dục của có bậc làm cha mẹ, nếu thiếu đi sự nuôi dạy của cha mẹ thì người con đó phải chịu thiệt thòi rất nhiều so với các bạn còn lại. Mẹ dạy cho con sự khéo léo, đảm đang, cha dạy cho con trẻ sự khôn ngoan khi bước ra ngoài xã hội.

“Mồ côi cha, ăn cơm với cá. Mồ côi mẹ lót lá mà nằm.”

Ngợi ca tình thương sự chu đáo của người mẹ đối với con cái là nội dung mà câu tục ngữ trên muốn nhắn gửi đến mỗi người chúng ta. Thiếu cha thì con thể vẫn đủ đầy, nhưng thiếu đi mẹ thì con cực khổ trăm bề.

2.6. Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình cảm đôi lứa

Ca dao:

“Thuyền về có nhớ bến chăng,

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”

Sự thủy chung luôn được đề cao trong tất cả các mối quan hệ tình cảm đặc biệt là trong tình cảm lứa đôi đó cũng là ý nghĩa mà câu ca dao trên.

“Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.”

*
Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình cảm đôi lứa

Câu ca dao trên ca ngợi tình yêu đôi lứa có thể làm mọi thứ dù gặp khó, trắc trở hay gian khổ vẫn cố gắng để được ở bên nhau. Ca ngợi sự mãnh liệt của tình yêu có thể vì nhau làm tất cả chẳng ngại khó khăn.

Tục ngữ:

“Còn tiền còn duyên nợ, hết tiền hết vợ chồng.”

Câu tục ngữ nhằm phê phán sự lợi dụng về vật chất trong tình cảm lứa đôi, chỉ muốn bên nhau khi đối phương chăm lo đầy đủ cho mình đến khi gặp khó khăn thì lại muốn rời đi để tìm một bến đỗ khác tốt hơn.

“Nồi nào úp vung nấy.”

Câu tục ngữ ám chỉ những người xấu tính sẽ gặp phải những người xấu tính. Người xưa luôn tin rằng chuyện ông trời luôn luôn có mắt và đã sắp đặt sẵn mọi việc xảy ra ở tương lai, kẻ xấu không thể nào có thể gặp được một người hoàn hảo để sánh đôi, người thế nào thì phải sánh vai với người như thế đó.

Đồng thời gửi cho chúng ta một thông điệp hãy luôn trau dồi giúp bản thân tốt hơn mỗi ngày, sống một cách thật tốt thì bạn sẽ gặp được những người tốt, ông trời luôn công bằng nên hãy tin vào điều đó.

2.7. Ca dao tục ngữ Việt Nam về tình bạn

Ca dao:

“Đã là bạn thì mãi mãi là bạn

Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.”

Câu ca dao muốn nói lên ý nghĩa của tình bạn, nếu đã là bạn thì hãy luôn luôn là bạn.

*
Câu ca dao muốn nói lên ý nghĩa của tình bạn

Có thể sau này không còn gặp nhau nhưng hãy nhớ chúng ta đã là bạn, mặc dù sau này có rất nhiều người bạn mới nhưng đừng quên người bạn năm xưa dù thời gian ngắn hay dài cũng là người đã cùng mình trải qua rất nhiều kỷ niệm, khoảnh khắc tươi đẹp nhất của thanh xuân.

“Sống trong bể ngọc kim cương

Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.”

Đây là câu ca dao rất ý nghĩa, nói lên quan điểm tình bạn rất quan trọng trong cuộc sống này, dù bạn có giàu sang sống trong bể ngọc kim cương sống trong nhung lụa, nếu không có tình bạn thì cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt và nhàm chán.

Tục ngữ:

“Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.”

Câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy chọn người đồng hành trong bất cứ mối quan hệ nào, nhất là trong tình bạn hãy chọn những người bạn tốt mà chơi, vì những tính cách, thói quen của họ sẽ tác động ít nhiều với bản thân, đừng chơi với những người bạn xấu.

“Thêm bạn bớt thù.”

Câu tục ngữ cho ta một lời khuyên hãy kết bạn càng nhiều càng tốt, thêm một người bạn dù sao cũng tốt hơn thêm một kẻ thù, vì thế hãy hòa đồng thân thiện kết giao thật nhiều người bạn tốt biết đâu sau này có duyên sẽ thành tri kỷ.

*
Câu tục ngữ cho ta một lời khuyên hãy kết bạn càng nhiều càng tốt

2.7. Ca dao tục ngữ Việt Nam về chữ tín

Ca dao:

“Nói lời phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.”

Câu ca dao đưa ra một lời khuyên có ngụ ý muốn nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm với lời nói của bản thân, trước sau như một, phải tôn trọng và lấy chữ tín làm đầu, chữ tín cũng làm một trong những đức tính quan trọng của con người từ xưa đến nay.

“Hay gì lừa đảo kiếm lời

Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.”

Câu ca dao muốn nói rằng làm người phải đứng đắn sống một cách ngay thẳng đừng đi lừa gạt người khác có thể là nhiều người cùng hưởng cái lợi ích trước mắt nhưng hậu quả sau này chỉ một mình bạn gánh chịu. Nên vì thế hãy sống ngay thẳng làm một người công dân tốt có ích cho đất nước.

*
Câu ca dao muốn nói rằng làm người phải đứng đắn sống một cách ngay thẳngTục ngữ:

“Chữ tín còn quý hơn vàng.”

Ý nghĩa câu tục ngữ muốn nói chữ tín đáng giá hơn mọi loại vật chất vì vậy hãy giữ chữ tín với tất cả mọi người để có được sự tin tưởng, tín nhiệm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống và kể cả công việc sau này.

“Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.”

Câu tục ngữ muốn nhắc nhở mỗi người chúng ta việc tạo sự tin tưởng đã khó nhưng việc giữ chữ tín theo thời gian còn khó hơn rất nhiều, chỉ cần mất lòng tin một lần thì sự tin tưởng của một người đã giảm đáng kể, thế nên mỗi người hãy cố gắng đừng nên thất hứa làm mất lòng tin với người khác, rất khó để tạo dựng lại như ban đầu.

2.8. Ca dao tục ngữ Việt Nam tôn trọng người khác

Ca dao:

“Ai ơi chớ vội cười nhau

Cười người hôm trước hôm sau người cười.”

Câu ca dao ý muốn nhắc nhở đừng vội cười và xem thường người khác quả báo sẽ đến rất nhanh có thể là vài năm vài tháng vài ngày hay là nhanh hơn là ngay sau đó bạn sẽ như vậy, khi đấy người ta cười lại bạn gấp bội lần vì thế hãy học cách tôn trọng người khác trước khi muốn người khác tôn trọng bạn.

“Biết thì thưa thốt,

Không biết, dựa cột mà nghe.”

Câu ca dao khá thâm thúy về lời ăn tiếng nói của mọi người, không biết thì thôi đừng nói đừng có đợi đến lúc người khác đang nói thì cắt ngang một cách thiếu lịch sự và không có sự tôn trọng với người đối diện.

*
Ca dao tục ngữ Việt Nam tôn trọng người khác, người lớn tuổiTục ngữ:

“Kính lão đắc thọ.”

Câu tục ngữ nhắn gửi đến mọi người phải kính trọng người lớn tuổi, ý nghĩa của nó không chỉ muốn nói đến tuổi tác mà còn muốn nói những người lớn tuổi là những người có nhiều kinh nghiệm sống, những lẽ phải được tích lũy qua hằng năm có thể truyền dạy cho chúng ta những điều hay, lẽ phải nếu như chúng ta biết kính trọng những người lớn tuổi hơn mình. 

Nên từ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải luôn luôn kính trọng, quan tâm và tôn trọng người khác đặc biệt là người lớn tuổi.

“Kính trên, nhường dưới.”

Muốn nhắn gửi đến mọi người phải biết tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi và nhường nhịn đối với người nhỏ tuổi, đó là một đức tính tốt và là truyền thống từ đời xưa của mỗi người con Việt Nam

3. Ca dao tục ngữ Việt Nam được sử dụng vào những trường hợp nào?

Ca dao tục ngữ Việt Nam được sử dụng trong văn học, chương trình giáo dục đào tạo của mọi cấp bậc, sử dụng trong thơ ca, âm nhạc, các phương tiện truyền thông….., để truyền dạy những kinh nghiệm sống từ ngàn xưa đến với con cháu.

Ngoài ra, ca dao tục ngữ Việt Nam còn phổ biến ở các cuộc nói chuyện, sinh hoạt thường ngày nhằm giúp con cháu thế hệ trẻ nói chung quen dần với truyền thống nước Việt Nam, giúp 1 phần của văn học trở nên gần gũi và không bị mai một theo thời gian.

*
Ca dao tục ngữ Việt Nam được sử dụng trong văn học, chương trình giáo dục đào

4. Kết luận

Văn học nói chung và ca dao tục ngữ Việt Nam nói riêng rất đa dạng, phong phú và dồi dào nên không thể trong một bài viết mà có thể tổng hợp hết tất cả.

Xem thêm: Trọn bộ sưu tập hình ảnh động vật dễ thương nhất làm bạn thích thú

Trên đây là những câu ca dao tục ngữ Việt Nam phổ biến và điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo, dù bạn đang ở thế hệ nào đi nữa thì hãy ra sức giữ gìn và trân trọng cố gắng phát huy tốt nhất những điều đã được học. 

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn hiểu thêm một phần nào đó cũng như ý nghĩa to lớn mà ông cha ta khi xưa là tích lũy và truyền bá lại đến tận bây giờ.